Sau thực phẩm, giáo dục là nhu cầu số một của dân tộc ''

Thông tin đơn vị

Cập nhật lúc : 23:18 08/10/2022  

QUY CHẾ THI ĐUA KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT Năm học: 2022 – 2023

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HUẾ

CỘNG  HÒA  XÃ HỘI CHỦ  NGHĨA VIỆT  NAM

   TRƯỜNG  MẦM  NON  VĨNH  NINH

  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Số :      / QC-MNVN

          Vĩnh Ninh, ngày 06 tháng  10  năm 2022

 

 

QUY CHẾ

THI ĐUA KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT

Năm học: 2022 – 2023

(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-MNVN, ngày 06/10/2022

của Trường mầm non Vĩnh Ninh)

 
   

 

 

Chương I

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mục đích công tác Khen thưởng, Kỷ luật:

       Nhà trường tổ chức phong trào thi đua nhằm động viên khuyến khích các tập thể, cá nhân đem hết tài năng, năng lực của mình để cống hiến, xây dựng nhà trường ngày càng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt. Khen thưởng là sự ghi nhận công lao, thành quả của cá nhân, tập thể đã đạt được. Qua đó tạo động lực mới trong phong trào thi đua nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục phát triển theo hướng trường chuẩn quốc gia.

Điều 2: Đối tượng khen thưởng, kỷ luật:

             Đối tượng được khen thưởng, kỷ luật là: Các tập thể, cá nhân CB – GV – NV và Học sinh có thành tích xuất sắc trong mọi hoạt động của nhà trường và có đóng góp công sức cho sự nghiệp phát triển giáo dục của đơn vị hoặc vi phạm quy định, nội quy của đơn vị.

Điều 3: Nguyên tắc khen thưởng, kỷ luật:

       Tổ chức bình chọn công khai, dân chủ, kịp thời, đúng đối tượng.

Cá nhân và tập thể được khen thưởng phải có tác dụng cho mọi người noi gương. Cá nhân và tập thể bị xử lý kỷ luật phải có tác dụng cho mọi người rút kinh nghiệm học tập.

            Chú trọng khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có nhiệm vụ khó khăn nhưng đã có nhiều nổ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

              Kết hợp khen thưởng tinh thần lẫn vật chất.

 

 

Chương II

CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

 Điều 4:  Đối với CB - GV - NV :

- Đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.

- Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.

- Đạt các cuộc thi GV Giỏi, các cuộc thi khác do nhà trường và Phòng GD&ĐT tổ chức.

- Đạt kết quả thi đua Học kỳ I và cuối năm được xếp loại Xuất sắc.

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm học.

- Vi phạm nội quy của đơn vị, quy chế chuyên môn của Ngành.

           Điều 5: Đối với tập thể lớp và cá nhân học sinh :

- Đạt danh hiệu Tổ tiên tiến, tổ Xuất sắc

- Cá nhân học sinh: Học sinh đạt Bé khỏe, Bé Ngoan .

Chương III

TIÊU CHUẨN XÉT ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT

 

      Điều 6: Lao động tiên tiến:

Phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:

          - Đã được đăng ký thi đua ngay từ đầu năm (Trong ngày Hội nghị CBCCVC).

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;

- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua;

- Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ;

      - Có đạo đức, lối sống lành mạnh;

          - Các trường hợp đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, nếu có kết quả học tập từ loại khá trở lên, chấp hành tốt các quy định của các cơ sở giáo dục, thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để xét danh hiệu Lao động tiến tiến.

         - Các trường hợp đi đào tạo từ 01 năm trở lên, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì năm đó được xếp tương đương danh hiệu Lao động tiên tiến.

Điều 7: Chiến sĩ thi đua cơ sở:

- Đã được đăng ký thi đua ngay từ đầu năm.

- Đạt danh hiệu Lao động tiên tiến;

- Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới (gọi tắt là SKKN) để tăng năng suất lao động.

Lưu ý:  

- Đối với giáo viên dạy lớp: phải có năng lực; đạt được chỉ tiêu là giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi (có đủ số hoạt động dạy giỏi theo quy định của bậc học)

- Đối với cán bộ quản lý, cán bộ đoàn thể thì khi xét phải dựa trên năng lực, hiệu quả công tác và gắn với thành tích của đơn vị hoặc bộ phận phụ trách trong năm được xét.

- Để đảm bảo số lượng danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở theo đúng tỉ lệ qui định và thực hiện theo đúng tinh thần dân chủ ở cơ sở; thủ trưởng đơn vị cho tiến hành lấy phiếu bình xét của các thành viên trong đơn vị để chọn được người tiêu biểu đạt danh hiệu (tỷ lệ đạt cho mỗi cá nhân được đề nghị là phải có từ 90% trở lên các thành viên trong đơn vị tín nhiệm)

Điều 8: Tổ xuất sắc, tổ tiên tiến:

   - Về chuyên môn có thành tích xuất sắc trong mọi phong trào của nhà trường. Tổ

tham gia và giữ gìn vệ sinh môi trường tốt.

         - Không có GV vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy nhà trường bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

    Điều 9: KỶ LUẬT

    * Kỷ luật: NHẮC NHỞ.

Là cấp kỷ luật thấp nhất, dùng cho các vi phạm nhẹ, lần đầu, chưa hoặc ít gây hậu quả. Việc nhắc nhở được thực hiện bởi Hiệu trưởng đối với giáo viên, nhân viên vi phạm. Hiệu trưởng phải nêu rõ vi phạm của giáo viên, nhân viên vào điều nào trong nội quy – quy định. Giáo viên, nhân viên vi phạm phải về xem lại và kiểm tra lại qua Điều lệ trường Mầm non theo Thông tư 52/2022/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 Ban hành Điệu lệ trường mầm non của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; và những điều điều giáo viên không được làm tại Điều 31 – Điều lệ trường mầm non về những điều mình đã vi phạm.

    * Kỷ luật: KIỂM ĐIỂM.

Là cấp kỷ luật trung bình, dùng cho các hành vi vi phạm tương đối nghiêm trọng, lập lại, hay gây hậu quả đáng kể, Hiệu trưởng trực tiếp có nhiệm vụ tổ chức buổi kiểm điểm và ghi thành biên bản (theo mẫu). Chỉ rõ cho giáo viên, nhân viên vi phạm điểm nào, phân tích hậu quả gây ra. Giáo viên, nhân viên vi phạm làm bản kiểm điểm (theo mẫu). Ngoài việc kiểm tra lại qua điều lệ trường Mầm non theo Thông tư 52/2022/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 Ban hành Điệu lệ trường mầm non của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; và những điều điều giáo viên không được làm tại Điều 31 – Điều lệ trường mầm non về những điều mình đã vi phạm, giáo viên, nhân viên còn chịu hình phạt chế tài là ghi vào hồ sơ theo dõi kỷ luật của đơn vị. Ngoài ra còn phải bồi thường các hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, tùy từng trường hợp cụ thể.

    * Kỷ luật: CẢNH CÁO.

Là cấp kỷ luật gần như cao nhất dùng cho các hành vi vi phạm thường xuyên, không sửa chữa khi đã thi hành các bậc kỷ luật thấp hơn. Các hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản, uy tín, hoạt động của đơn vị. Cấp quản lý cao hơn, Hiệu trưởng trực tiếp chịu trách nhiệm thi hành kỷ luật này.

Ngoài việc lập biên bản, và viết bản kiểm điểm tương tự cho kỷ luật , Hiệu trưởng còn ra quyết định cảnh cáo và thông báo đến toàn bộ đội ngũ giáo viên, nhân viên của đơn vị.

 Bồi thường các hậu quả, tổn thất gây ra do hành vi vi phạm, có thể thực hiện thuyên chuyển công tác sang lớp khác,… tùy từng trường hợp cụ thể.

Chương IV

 CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG VÀ QUỸ KHEN THƯỞNG

 

Điều 10: Mức tiền thưởng: thực hiện theo quy định hiện hành.

         Điều 11: Ngoài ra, nhà trường thưởng cho CBCCVC đạt GV dạy giỏi cấp trường và các giải đạt cấp trường cũng như các phong trào thi đua khác do nhà trường phát động như các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, chuyên đề, đảm bảo ngày giờ công, bài viết về đạo đức nhà giáo, về gương sáng nhà trường các bài dự thi khác, các giải hội thao, hội diễn văn nghệ do nhà trường, Phòng tổ chức… hoặc ngành tổ chức nhưng chưa phát thưởng thì nhà trường căn cứ theo Quy chế chi tiêu nội bộ để khen thưởng.

Chương V

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT

 

             Điều 12: Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhà trường phối hợp với Chủ tịch HĐTĐ xây dựng hồ sơ theo công văn của Phòng giáo dục về việc hướng dẫn lập hồ sơ thi đua khen thưởng và kỷ luật.

Chương VI

TỔ CHỨC TUYÊN DƯƠNG KHEN THƯỞNG VÀ TRAO THƯỞNG

 

           Điều 13: Đối với CB - GV - NV nhà trường tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và  khen thưởng cuối năm tại đơn vị.

           Điều 14: Đối với học sinh nhà trường tổ chức khen thưởng vào dịp tổng kết năm học.

            Lễ  được tổ chức trang trọng, đúng nghi thức nhưng gọn nhẹ, tiết kiệm, không phô trương hình thức; có tác dụng động viên, giáo dục và noi gương.

 

 

Chương VII

 TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA

 

           Điều 15: Các thành viên của HĐTĐ trường, hiệu trưởng, BCH. CĐCS tổ chức phát động phong trào thi đua và có kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện, theo dõi đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá, xét duyệt và đề nghị các cấp khen thưởng.

          Điều 16: Thường xuyên đổi mới công tác thi đua để nâng cao chất lượng công tác, thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển vững chắc, toàn diện của trường; không chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng.

          Điều 17: Các tổ chuyên môn, tổ công đoàn tổ chức vận động tổ viên đăng ký và tổ chức thi đua một cách thiết thực đem lại hiệu quả cao trong công tác.

CHƯƠNG VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 18: Các thành viên trong trường mầm non Vĩnh Ninh có trách nhiệm thực hiện quy chế thi đua khen thưởng và kỷ luật, đồng thời nắm chắc căn cứ Quy chế này để phối hợp công tác./.

        Nơi nhận:

    - Như điều 18;

    - Lưu: VT.

          P. CHỦ TỊCH CĐCS

                  

 

 

 

                                      HIỆU TRƯỞNG

 

 

         Phan Thị Hiền Cẩm                                                       Trần Thị Thùy Dương

                                                                                 

                             

Tải file 1  

Số lượt xem : 170