ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG
Thông tin đơn vị
PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ TRƯỜNG HỌC VÀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN, PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH, NĂM HỌC 2022 – 2023
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP HUẾTRƯỜNG MẦM NON VĨNH NINH
Số: /PA-MNVN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Ninh, ngày tháng năm 2022 |
PHƯƠNG ÁN
Đảm bảo an ninh trật tự trường học và công tác bảo đảm an toàn,
phòng tránh tai nạn, thương tích, năm học 2022 – 2023
Căn cứ Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 31/12/2022 ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non;
Thực hiện Kế hoạch số 120/KH-MNVN ngày 21 tháng 9 năm 2022 của trường mầm non Vĩnh Ninh về Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích năm học 2022 – 2023;
Căn cứ vào điều kiện thực tế tại trường. Trường mầm non Vĩnh Ninh xây dựng Phương án đảm bảo an ninh trật tự trường học và công tác bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn thương tích như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xây dựng môi trường giáo dục bảo đảm an toàn, dễ tiếp cận và công bằng đối với mọi trẻ em.
- Phát hiện và xử lí kịp thời các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em.
- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống bạo hành, xâm hại; phòng tránh trẻ bị thất lạc; phòng, chống cháy, nổ; ứng phó với dịch bệnh, thảm họa, thiên tai; vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
- Nhằm bảo đảm cho an toàn các học sinh, tổ chức tốt việc xử lý sơ cứu tai nạn thương tích ban đầu và tổ chức chuyển viện kịp thời.
- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh và trẻ về phòng, chống tai nạn, thương tích, bạo lực; trong đó chú trọng đến phòng, chống đuối nước, chấp hành đúng qui định khi tham gia giao thông. Lồng ghép nội dung tuyên truyền giáo dục ý thức giao thông, phòng, chống đuối nước trẻ vào các giờ hoạt động hoặc mọi lúc mọi nơi. Quán triệt trong đội ngũ giáo viên, nhân viên và trẻ việc phòng chống tai nạn thương tích là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nhà trường. Có biện pháp tích cực trong việc phòng chống tai nạn thương tích nhằm đảm bảo sức khỏe cho giáo viên và trẻ. Giáo dục ý thức đề cao cảnh giác trước nguyên nhân và tai nạn có thể xảy ra.
2. Yêu cầu
- Thông tin, báo cáo kịp thời tình hình khi có tai nạn cho quản lý các cấp để có biện pháp huy động bố trí lực lượng, phương tiện xử lý kịp thời, hiệu quả.
- Ứng phó và xử lí kịp thời khi xảy ra mất an toàn theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
- Xử lý tốt sơ cấp cứu tại trường.
- Xử lý duy trì, ổn định nề nếp hoạt động của nhà trường.
Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định; đối với các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bữa ăn bán trú bảo đảm thực hiện các yêu cầu, điều kiện và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. CÁC PHƯƠNG ÁN ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ TRƯỜNG HỌC VÀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH (TNTT)
1. Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông
1.1. Đảm bảo an ninh trật tự
- Cảnh giác khi có người lạ mặt vào trường và đóng khóa cổng trường khi vào học. CBGVNV và khách đến quan hệ công tác phải để xe đúng nơi quy định (nhà xe).
- Lắp đặt camera an ninh trong trường.
- Thực hiện nghiêm túc công tác trực bảo vệ đơn vị, đảm bảo đủ ánh sáng và các biện pháp khác như khóa cửa hàng ngày, niêm phong các phòng trong các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết; phát hiện, báo cáo các vụ việc xâm phạm tài sản nhà trường để kịp thời xử lý. Thực hiện tốt quy chế phối hợp với Công an phường Vĩnh Ninh.
- Đảm bảo các điều kiện an toàn về CSVC như khuôn viên, cổng, rào, sân chơi, bãi tập, cây xanh, công trình vệ sinh, nước sạch, phòng học, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, hệ thống điện,…
- Triển khai thực hiện 5 tiêu chuẩn về xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”.
- Triển khai các văn bản của các cấp về đảm bảo an toàn an ninh mạng; quán triệt đội ngũ nâng cao cảnh giác trước các hình thức lừa đảo. Không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, tài khoảng mạng xã hội khi có yêu cầu không đáng tin cậy; tránh truy cập vào các đường liên kết (link) lạ; sao lưu dữ liệu tránh rũi ro mất dữ liệu; theo dõi hoạt động trang thông tin điện tử của đơn vị nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các nội dung bị thay đổi hoặc đăng tải những thông tin trái quy định; Kịp thời thông tin các cảnh báo, hướng dẫn về an toàn thông tin mạng.
- Triển khai, quán triệt cho đội ngũ CBGVNV việc thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước (BMNN): Pháp lệnh bảo vệ BMNN năm 2020, Nghị định số 33/2002/NĐ-CP Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20/7/2015 và các văn bản chỉ đạo của các cấp; thực hiện đúng quy trình quản lý, giao nhận văn bản mật; lập sổ quản lý; tăng cường việc quản lý, sử dụng con dấu của đơn vị; thực hiện đúng các quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; tuyệt đối không đăng tải những thông tin BMNN trên báo chí, trang thông tin điện tử, các trang mạng xã hội.
1.2. Đảm bảo an toàn giao thông
- Tổ chức thực hiện nghiêm kế hoạch tuyên truyền giáo dục thực hiện an toàn giao thông.
- Tổ chức cho CBGVNV ký cam kết chấp hành Luật lệ ATGT.
- Tuyên truyền, nhắc nhỡ phụ huynh nghiêm chỉnh chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không giao xe mô tô, xe gắn máy cho trẻ em khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe .
- Xây dựng cổng trường an toàn thông qua sắp xếp nơi đậu xe của cha mẹ trẻ em khi đưa, đón trẻ. Thực hiện tốt mô hình “Xếp hàng đưa đón con” (để xe phía trước hàng rào cổng trường, không đậu ngay cổng ra vào) để đảm bảo không ùn tắc giao thông ngay tại cổng trường; không cho tụ tập, buôn bán trước cổng trường. Cấm chạy xe trong sân trường trong giờ chơi, giờ sinh hoạt của trẻ.
2. Phương án phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), đuối nước
2.1. Phòng, chống tai nạn thương tích
2.1.1. Khi không có trường hợp TNTT xảy ra trong nhà trường
- Tập huấn cho CBGVNV một kỹ năng phòng, chống, xử trí tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát và xử lý các nguy cơ mất an toàn cho trẻ trong các nhóm, lớp học: Hệ thống giá, kệ, tủ, cửa, các đồ dùng, đồ chơi của trẻ; nhà vệ sinh của trẻ; dụng cụ đựng hóa chất (nước lau sàn, xà phòng,..); các đồ dùng, giáo cụ trực quan phục vụ học tập của trẻ. Không để sàn nhà bị ướt nhất là nhà vệ sinh; các cửa ra vào khi đóng mở phải cài chốt cẩn thận.
- Thường xuyên kiểm tra các đồ chơi ngoài trời, kiểm tra các ốc vít, các mối hàn, tránh có vị trí sắc, nhọn; cắt tỉa, chặt bớt các cành cây cao, cành khô gãy trong khuôn viên trường; các chậu hoa cây cảnh được đặt ở những nơi an toàn, không trồng những loại cây cảnh có gai,… Thường xuyên rà soát, kiểm tra chất lượng công trình, điều kiện cơ sở vật chất trong cơ sở giáo dục mầm non, kịp thời phát hiện và xử lý các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn.
2.1.2. Khi có trường hợp TNTT xảy ra trong nhà trường
a. Xử lý khi có trường hợp trẻ bị chảy máu cam
- Cho trẻ nằm ngửa, kê vật mềm vào cổ (hoặc ngửa đầu ra đằng sau), thở bằng miệng. Dùng bông, giấy sạch bịt lỗ mũi đang chảy máu cho đến khi máu ngừng chảy.
b. Xử lý khi có trường hợp trẻ bị bong gân tổn thương dây chằng ở chân
- Cởi giầy, tất chèn ép quanh vùng bị chấn thương đắp khăn có bọc đá lạnh để làm bớt sưng và giảm đau. Quấn băng chắc cố định xung quanh phần khớp xương bị bong gân nhưng không được quấn chặt. Đưa đến cơ sở y tế ngay sau khi băng bó xong.
c. Sơ cứu ngạt thở, ngừng thở, ngừng tim (trường hợp điện giật, đuối nước, bỏng, ngã)
- Nhanh chóng rút cầu dao, phích điện, chú ý không sờ vào người bị điện giật khi chưa tắt nguồn.
- Làm sạch, thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống thấp rồi lay mạnh kích thích gây nôn bớt nước trong dạ dày ra ngoài, móc dị vật ép lồng ngực tháo nước ở đường hô hấp.
- Xoa bóp tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo.
- Dùng 2 tay ép lồng ngực ngoài tim, ép 100 lần /1 phút, tần suất ép tim 15 lần kết hợp 2 lần thổi ngạt đồng thời kết hợp chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý..
d.Sơ cứu chấn thương/ dị vật ở mắt
- Dùng nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý nhỏ nhiều vào mắt để dị vật trôi ra. Có thể dùng tăm bông hoặc bông sạch gạt nhẹ dị vật ra khỏi mắt.
- Mắt bị dập, va chạm: Lấy vải sạch nhúng vào nước lạnh/ nước đá vắt khô đắp lên mắt 30p.
- Mắt bị dị vật xuyên qua: Đắp gạc sạch lên cả 2 mắt, băng nhẹ nhàng 2 mắt. Chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý..
đ. Sơ cấp cứu trường hợp bỏng
- Tách trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng
- Ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy trong 20p.
- Cởi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên. Chú ý dùng kéo cắt bỏ quần áo trẻ nếu quần áo dính vào vết bỏng. Không được lấy bất cứ vật gì bám trên vết bỏng.
- Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng gạc sạch, tránh làm vỡ nốt phòng, không dùng băng dính dán lên vết bỏng.
- Tùy mức độ nặng/ nhẹ chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý.
g. Sơ cấp cứu ngộ độc thực phẩm, hóa chất
- Xử lý ngộ độc thức ăn: Gây nôn cho trẻ càng nhiều càng tốt, cho trẻ uống nước đường (hay nước chè đường). Khi người bệnh đã nôn được, để cho người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh giúp hạn chế tác hại mà độc tố mang lại
- Xử lý ngộ độc hóa chất:
+ Không được gây nôn nếu trẻ uống nhầm phải hóa chất (axit, kiềm) vì có thể gây bỏng thực quản.
+ Uống nhầm thuốc trừ sâu thì gây nôn càng nhiều càng tốt.
+ Ngộ độc qua da cần rửa tay xà phòng với nhiều nước.
+ Chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý.
e. Sơ cứu ngất xỉu
- Bảo đảm cho trẻ thở nhiều không khí trong lành. Khi trẻ tỉnh lại, trấn tĩnh và giúp trẻ ngồi dậy từ từ. Kiểm tra xem trẻ còn có bị thương tích nào do bị ngã gây ra không và xử lý kịp thời. Đặt bệnh nhân ở tư thế dễ hồi sức, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của trẻ, chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết.
- Tùy mức độ nặng/ nhẹ chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý.
f. Cầm máu vết thương
- Nâng phần bị thương lên cao; Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy.
- Nếu máu không cầm khi ấn chặt hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu vẫn tiếp tục ấn chặt vào vết thương, giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt. tiến hành buộc Ga rô càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Ga rô có thể sử dụng bằng một cái khăn gấp lại hoặc dây lưng rộng, tuyệt đối không sử dụng dây thừng mảnh, dây thép để làm Ga rô. Chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý.
h. Xử lý khi bị ong đốt
- Tìm cách rút ngòi kim châm của ong; chấm vết đốt bằng dung dịch ammoniac (nước tiểu) hoặc dung dịch kiềm.
- Tùy mức độ nặng/ nhẹ chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý.
3. Phương án phòng, chống đuối nước
3.1. Khi không có trường hợp đuối nước xảy ra trong nhà trường
- Phối hợp với giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung phòng chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Cung cấp cho trẻ 1 số kiến thức, kỹ năng cứu hộ và kiến thức về an toàn dưới nước; nhận biết những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu; chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ và đặc biệt phải tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi; khi trẻ đi bơi cần phải có người lớn luôn ở bên cạnh, trông chừng và theo dõi; phải luôn mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.
- Không để thùng chứa nước mà không có nắp đậy chặt trong nhà vệ sinh của trẻ và nơi trẻ hoạt động.
- Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ dạy bơi cho trẻ càng sớm càng tốt, đồng thời trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi cho trẻ như: cần phải khởi động kỹ trước khi xuống nước, xử lý sao khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy, cách sơ cứu
3.2. Khi không có trường hợp đuối nước xảy ra trong nhà trường
- Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
- Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.
- Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không, từ đó có những biện pháp sơ cứu cần thiết như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực...
- Sau khi trẻ tỉnh cần đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh bị ngạt thở trở lại.
- Kiểm tra xem trẻ có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp.
- Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm trẻ, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo.
+ Chú ý trong quá trình sơ cứu đuối nước cần tránh các sai lầm thường gặp như dốc ngược trẻ hoặc vác trẻ lên vai rồi chạy cho nôn nước ra, việc vác chạy sẽ làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít sặc...
4. Phương án phòng chống bạo hành, xâm hại
- Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của CBGVNV và gia đình về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em; trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác và ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em; tuyên truyền số Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111).
- Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho 100% CBGVNV thực hiện có hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học. Tổ chức cho CBGVNV cam kết không xúc phạm đến thể chất và tinh thần của trẻ.
- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ trẻ em tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, cách phòng, chống bạo lực như: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ. Xâm hại tình dục như: việc dùng vũ lực, đe dọa, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
- Lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em vào kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường; thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học. Thường xuyên tổ chức các hoạt động theo chủ đề về việc xây dựng trường, lớp học tích cực bằng phương pháp lớp học có nền nếp, thói quen, kỷ cương tốt.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
CMTE trong bảo vệ trẻ trên môi trường mạng; quản lý việc sử dụng các thiết bị thông minh (máy điện thoại, máy tính, Ipas,…) để ngăn chặn việc trẻ vô tình truy cập vào các trang Web, các chương trình quảng cáo, trò chơi… có tính chất bạo lực, khiêu dâm.
- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, nhất là lực lượng công an trong công tác bảo đảm ANTT trường học. Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh kịp thời những dấu hiệu phức tạp về an ninh, tệ nạn xã hội, tội phạm xâm nhập vào trường.
5. Phương án phòng tránh trẻ bị thất lạc
- Bồi dưỡng cho CBGVNV kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn, phòng chống thất lạc trẻ em. Tổ chức họp phụ huynh đầu năm thống nhất công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Giáo viên quản lý tốt hồ sơ cá nhân trẻ: Thông tin của trẻ và gia đình trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh, nắm được tình hình về thể chất, tâm lí trẻ trong ngày.
- Giáo viên đến lớp trước giờ đón trẻ 15 phút để chuẩn bị công việc cần thiết đón trẻ. đón, trả trẻ tận tay CMTE và chỉ trả trẻ khi đó là bố mẹ, ông, bà, và những người thân của trẻ mà gia đình chỉ định đưa - đón, không trả trẻ cho người lạ mặt. (Nếu có trường hợp đặc biệt bố mẹ, ông bà không thể đến đón trẻ thì phải gọi điện báo trước cho giáo viên chủ nhiệm và căn dặn về việc nhờ người khác đến đón trẻ, họ tên gì, mối quan hệ với gia đình, đặc điểm,…)
- Tất cả trẻ đến lớp phải được điểm danh trước khi báo ăn, chấm vào sổ theo dõi trẻ hàng ngày. Tạo niềm tin, gần gũi, sự yêu mến của trẻ khi đến lớp.
- Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc mọi nơi, thường xuyên kiểm tra lại sĩ số của lớp nhất là khi tổ chức cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, tham quan dã ngoại…
- Cung cấp cho trẻ một số kiến thức, kỹ năng đề phòng bị thất lạc và cách xử trí khi bị đi lạc
- Khi có trẻ bị lạc: Trình báo với gia đình và cơ quan công an gần nhất.
6. Phương án phòng chống cháy, nổ
6.1. Khi không có cháy, nổ xảy ra trong nhà trường
- Xây dựng phương án PCCC và bổ sung phương tiện phục vụ chữa cháy như bình chữa cháy, nội quy, tiêu lệnh, xô đựng cát, xẻng xúc cát; thường xuyên kiểm tra các các thiết bị phòng, chống cháy nổ trong nhà trường: Định kỳ nạp sạc bình chữa cháy dạng bột ABC, BC - MFZ2, MFZ4, MFZ8; nạp sạc bình chữa cháy dạng khí CO2 - MT3, MT5; kiểm tra hệ thống nước chữa cháy các đảm bảo luôn sử dụng tốt.
- Tổ chức sắp xếp cơ sở vật chất thoáng mát, sạch sẽ, chuẩn bị đầy đủ nguồn nước và điều kiện giao thông (sân bãi nhà trường) để phục vụ công tác chữa cháy;tuân thủ nghiêm an toàn kỹ thuật trong sử dụng điện (các bộ phận, lớp học trong nhà trường hàng ngày kiểm tra, tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng).
- Kiểm tra an toàn cháy nổ đối với bếp ăn, đồng thời ký kết trách nhiệm đối
với cơ sở cung cấp Gas để phòng, chống cháy nổ. Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa CSVC, nguồn điện để phòng tránh cháy, nổ.
- Tạo điều kiện cho CBGVNV tham gia tập huấn phòng chống cháy nổ và phân công bảo vệ quản lý và kiểm tra thường xuyên dụng cụ phục vụ phòng cháy, chữa cháy.
6.2. Khi có cháy, nổ xảy ra trong nhà trường
Chất cháy chủ yếu trong nhà trường: Nhựa, thiết bị điện, gỗ, giấy tờ, hồ sơ sổ sách, khí Gas.
- Tổ Thông tin liên lạc: Cúp điện tại cầu dao điện tổng. Thông báo cho mọi người biết hiện tại có cháy xảy ra tại cơ sở và yêu cầu mọi người nhanh chóng thoát nạn ra ngoài. Gọi điện thoại báo cháy đến cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy theo số 114, chủ cơ sở biết để kịp thời tổ chức công tác chữa cháy. Gọi điện báo cháy đến các lực lượng địa phương: UBND phường, Công an phường Phú Thượng, lực lượng Y tế 115 và các cơ quan có liên quan khác. Làm các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chỉ huy chữa cháy.
- Tổ Cứu thương cứu người và hướng dẫn thoát nạn: Hướng dẫn mọi người thoát ra ngoài theo đường ngắn nhất và an toàn nhất không bị khói lửa và bức xạ nhiệt từ đám cháy đe dọa. Tìm kiếm và cứu nạn - cứu hộ cho những người bị kẹt, bị nạn trong đám cháy do lửa bao vây, bị ngạt khói, khí độc, đồng thời đưa những người không có khả năng tự thoát nạn ra ngoài khu vực an toàn, tổ chức sơ cấp cứu và chuyển giao cho lực lượng y tế. (Chú ý: dùng khăn ẩm bịt mũi, di chuyển thật thấp, nếu phải di chuyển qua lửa thì cần quấn quanh người bằng chăn ướt… được tổ chức song song trong quá trình tổ chức chữa cháy). Trong quá trình hướng dẫn thoát nạn lưu ý hướng dẫn người thoát nạn bình tĩnh, cúi thấp để không bị nhiễm khói, khiêng dìu những người bị ngã trong quá trình thoát nạn ra nơi an toàn, tổ chức sơ cấp cứu và chuyển giao cho lực lượng y tế. Làm các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chỉ huy chữa cháy.
- Tổ chữa cháy: Nhanh chóng sử dụng phương tiện chữa cháy tại các khu vực phun vào đám cháy để chữa cháy ban đầu và ngăn chặn cháy lan, cố gắng cô lập đám cháy không cho phát triển sang các khu vực lân cận. Tổ chức chữa cháy cho đến khi đám cháy tắt hẳn.
- Tổ di chuyển tài sản và bảo vệ: Tập trung hỗ trợ di chuyển tài sản có giá trị ra khỏi khu vực cháy và tạo khoảng cách chống cháy lan, cháy lớn sang khu vực xung quanh. Trong điều kiện cho phép và thấy cần thiết, chủ cơ sở có thể huy động người dân ở xung quanh giúp đỡ cho việc di chuyển các tài sản có giá trị và tạo khoảng cách ngăn cháy lan, trong giữ tài sản; nếu thấy xuất hiện các yếu tố nguy hiểm đe dọa đến những người tham gia di chuyển tài sản, phải dừng lại ngay để đảm bảo an toàn. Phối hợp với lượng Công an phường Phú Thượng chốt chặn khu vực cổng ra, vào không cho người lạ vào khu vực cháy để bảo vệ tài sản.
* Công tác triển khai thực hiện sau khi khắc phục cháy, nổ:
- Tổ chức rà soát, đánh giá, báo cáo cụ thể, chi tiết những thiệt hại do cháy, nổ gây ra. Tổ chức dọn dẹp, tu sửa, sắp xếp lại cơ sở vật chất, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh dịch, đảm bảo các điều kiện để tổ chức các hoạt động của trường. Xây dựng kế hoạch khắc phục hậu quả, củng cố cơ sở vật chất, thông báo lịch làm việc của nhà trường tới toàn thể CB,GV,NV và cha mẹ trẻ.
7. Ứng phó với thảm họa, thiên tai
7.1. Đối với tình hình thảm họa, thiên tai xảy ra đột ngột:
- Tổ chức báo động, sơ tán CBGVNV và trẻ đến nơi an toàn theo phương án đề ra; liên lạc, báo cáo các cấp có thẩm quyền tình hình cụ thể của đơn vị, thông báo đến gia đình trẻ để có hình thức quản lý hợp lý, phân công trách nhiệm quản lý CBGVNV và trẻ tại nơi sơ tán.
- Phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương để tổ chức tìm kiếm, cứu nạn khi có trường hợp mất tích, hoặc tai nạn, đuối nước xảy ra…
- Tổ chức di chuyển, sắp xếp hợp lý, an toàn tài sản, đồ dùng, trang thiết bị của đơn vị, của CBGVNV và trẻ tại nơi sơ tán.
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết để điều chỉnh kế hoạch, có các giải pháp xử lý kịp thời, hợp lý.
- Tổ chức lực lượng thường trực để kịp thời xử lý các tình huống xấu ngoài dự kiến xảy ra.
7. 2. Đối với tình hình thảm học, thiên tai đã được dự báo trước:
- Thông báo kịp thời với gia đình trẻ, CBGVNV về tình hình thảm hoạ, thiên tai.
- Thực hiện kế hoạch trực 24/24 giờ tại trường, theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến thời tiết; thực hiện nghiêm túc các Công điện của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp, chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai khi xảy ra.
- Liên hệ chặt chẽ với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương để có phương án phối hợp, xử lý khi thiên tai xảy ra.
* Công tác triển khai thực hiện sau thảm học, thiên tai:
- Tổ chức rà soát, đánh giá, báo cáo cụ thể, chi tiết những thiệt hại do thảm học, thiên tai gây ra. Tổ chức dọn dẹp, tu sửa, sắp xếp lại cơ sở vật chất, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh dịch, đảm bảo các điều kiện để tổ chức các hoạt động của trường.
- Cần quan tâm đặc biệt đến vệ sinh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, phối hợp với trạm y tế phường tổ chức phun thuốc, tẩy trùng phòng ngừa nguồn dịch bệnh trong nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch khắc phục hậu quả, củng cố cơ sở vật chất, thông báo lịch làm việc của nhà trường tới toàn thể CBGVNV và cha mẹ trẻ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với nhà trường
- Xây dựng và tổ chức triển khai, quán triệt các phương án đảm bảo an ninh trật tự trường học và công tác bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích đến toàn thể CBGVNV và CMTE biết để phối hợp tổ chức thực hiện.
- Phó hiệu trưởng phụ trách công tác y tế bổ sung các tài liệu, tư liệu có liên quan về an ninh trật tự và công tác bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích để phục vụ cho công tác tuyên truyền.
- Ban Giám hiệu thường xuyên nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phương án.
- Thực hiện tốt công tác Y tế trường học theo quy định.
2. Đối với giáo viên, nhân viên
- Thực hiện nghiêm túc nội dung các phương án đảm bảo an ninh trật tự trường học và công tác bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong toàn trường.
- Giáo viên ở các nhóm lớp quản lý trẻ chặt chẽ không cho trẻ chơi ở những đồ chơi, nơi nguy hiểm hay ra ngoài cổng trường.
- Tích hợp phòng chống tai nạn thương tích vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, vào các chủ đề trong tháng, năm học.
- Tham gia đầy đủ các buổi truyền thông, tập huấn về phòng, chống TNTT. –
- Phối hợp xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn; thường xuyên rà soát các tiêu chí quy định tại phụ lục Thông tư, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ máy móc phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em để có hướng xử lí kịp thời
- Phối hợp tuyên truyền đến cha mẹ trẻ em về các nguy cơ, biện pháp và kỹ năng, phường án đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ em.
Trên đây là Phương án đảm bảo an ninh trật tự trường học và công tác bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích năm học 2022-2023 của trường mầm non Vĩnh Ninh. Đề nghị toàn thể CBGVNV phối hợp thực hiện đạt hiệu quả tốt.
Nơi nhận: - CBGVNV (t/h); - Ban Đại diện CMTE (p/h);; - Lưu: VT, |
HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị Thùy Dương |
- .
-
Số lượt xem : 399