Bé chẳng học, lớn làm gì?''
ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG
Tin tức giáo dục
BÁO CÁO SƠ KẾT 2 NĂM THỰC HIỆN TÍCH HỢP GIÁO DỤC “VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG” VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
PHÒNG GD & ĐT TP HUẾ TRƯỜNG MN VĨNH NINH
Số: /BC-MNVN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Vĩnh Ninh, ngày 01 tháng 12 năm 2022 |
BÁO CÁO
SƠ KẾT 2 NĂM THỰC HIỆN
TÍCH HỢP GIÁO DỤC “VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG”
VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
Thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Ban chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phấn đấu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản, cố đô Huế;
Thực hiện Kế hoạch số 1149/PGDĐT-GDMN ngày 6/10/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình giáo dục mầm non (GDMN);
Thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 của Trường mầm non Vĩnh Ninh;
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, Trường Mầm non Vĩnh Ninh Báo cáo sơ kết 2 năm về việc Thực hiện tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào chương trình giáo dục mầm non như sau.
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Huế, của chính quyền địa phương, các ban Ngành đoàn thể và sự phối hợp chặt chẽ của BĐD cha mẹ học sinh.
- 100% các nhóm, lớp thực hiện Kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình GDMN.
- Tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập, vui chơi và giáo dục văn hóa địa phương bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có ý thức tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp giáo viên, luôn linh hoạt, nhạy bén để tìm tòi các phương, hình thức trong việc lồng ghép, tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào chương trình giáo dục mầm non.
- Tập thể nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao với trường, với công việc
được giao; có tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp nhau cùng tiến bộ.
2. Khó khăn:
- Một số phụ huynh do quá bận công việc nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục các cháu.
- Tỷ lệ GV,NV trong độ tuổi sinh con và nuôi con nhỏ còn nhiều, phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Một số giáo viên lớn tuổi nên việc ứng dụng CNTT vào dạy trẻ còn một số hạn chế.
- Hệ thống máy vi tính của nhà trường còn ít nên một phần ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ.
II. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN.
1. Nội dung thực hiện:
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình GDMN, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trong sinh hoạt của bé hàng ngày phù hợp với từng độ tuổi, văn hóa địa phương.
- Phát động phong trào sưu tầm, tìm kiếm những bài thơ, bài hát, hò vè, câu đố… đang lưu truyền trong dân gian của địa phương, phù hợp với độ tuổi mầm non.
- Phát động phong trào sưu tầm và bảo tồn những văn hóa dân gian (lời ca, bài thơ, câu đố, món ăn, trang phục…) của các địa phương,vùng, miền phù hợp với độ tuổi mầm non.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng về Kế hoạch tích hợp giáo dục cho trẻ “Văn hóa địa phương” trong Chương trình GDMN. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương”.
- Tổ chức hội thảo về nội dung, phương pháp tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” trong thực hiện Chương trình GDMN, hoạt động thao giảng, dự giờ… để bồi dưỡng năng lực, nâng cao kỹ năng thực hành đối với giáo viên.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, ngày hội phù hợp với độ tuổi… tạo sân chơi cho trẻ mầm non được trải nghiệm ở cấp cơ sở, “Chương trình giao lưu Bé với di sản văn hóa Huế”, “Ngày hội giao lưu văn hóa ẩm thực truyền thống địa phương”, “Giao lưu văn hóa địa phương” ..
- Phát động phong trào sưu tầm và bảo tồn những văn hóa dân gian (lời ca, bài thơ, câu đố, món ăn, trang phục…) của các địa phương,vùng, miền phù hợp với độ tuổi mầm non.
2. Kết quả cụ thể:
- 100% các nhóm, lớp triển khai thực hiện Kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình GDMN. Bảo đảm tất cả trẻ ở các độ tuổi đều được tạo cơ hội học tập, vui chơi và giáo dục văn hóa địa phương bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường.
- 100% các nhóm, lớp xây dựng môi trường vật chất, môi trường giao tiếp, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, lồng ghép tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào các hoạt động, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hàng ngày.
- Các lớp đã tuyên truyền phổ biến ý nghĩa và tầm quan trọng của các nội dung tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” tới cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức (bản tuyên truyền, xây dựng góc địa phương, môi trường văn hóa Huế...).
- Nhà trường đã kiểm tra, hỗ trợ, thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” đối với các nhóm, lớp học trong nhà trường. Rà soát các nội dung lồng ghép, tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào chương trình giáo dục mầm non của trẻ ( Năm/tháng (chủ đề)/ngày) phù hợp với các độ tuổi.
Năm học 2020 - 2021 |
Năm học 2021 - 2022 |
- Xây dựng góc văn hóa địa phương của trường, lớp. - Tổ chức hội thi “Bé khéo tay” (tích hợp nội dung văn hóa địa phương), kết quả đạt giải: 06 giải nhất, 07 giải nhì, 06 giải ba, 07 giải KK. - Tổ chức các hoạt động “Mừng Đảng, Mừng xuân” tái tạo Tết cổ truyền, các loại mức bánh của địa phương.... Nhà trường cùng với các trường mầm non trong cụm 3 tham gia giao lưu giáo dục “Văn hóa địa phương” cấp Thành phố. - Tổ chức cho trẻ xem Múa rối nước, trường tiểu học Vĩnh Ninh.
|
- Xây dựng góc văn hóa địa phương của trường, lớp. Tổ chức các hoạt động quay video có tích hợp nội dung giáo dục văn hóa địa phương chuyển tải đến các bậc phụ huynh thông qua trang zalo của lớp, qua đó giáo viên trao đổi, tuyên truyền đến phụ huynh nhằm giáo dục trẻ biết ý nghĩa của văn hóa địa phương trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà. - Tổ chức hội thi “Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo” (tích hợp nội dung văn hóa địa phương) kết quả đạt giải: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba. - Tổ chức tốt Hội thi giao lưu “Bé khéo tay” với nội dung : Bé với văn hóa địa phương; Bé yêu di sản Huế. kết quả đạt giải: Cấp cơ sở: 06 giải Nhất, 07 giải Nhì; 06 giải Ba; 07 giải KK Cấp Thành phố: 01 cháu đạt giải B; 03 cháu đạt giải C: - Tổ chức cho trẻ tham quan trường tiểu học Vĩnh Ninh. |
III. Những nội dung nhà trường tập trung triển khai trong thời gian tới
- Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về thực hiện chuyên đề.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho năm học, cho từng tháng thực hiện.
- Tổ chức thảo luận, thi đồ dùng đồ chơi, sáng tác trò chơi, thơ ca, giao lưu văn hóa địa phương, thay đổi các hình thức tổ chức …
- Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động một cách chủ động, tích cực và hứng thú.
Thu hút sự quan tâm và huy động các nguồn lực của phụ huynh, cộng đồng, xã hội đóng góp xây dựng môi trường hoạt động giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.
IV. Kiến nghị, đề xuất
Phòng GD&ĐT tiếp tục mở các lớp tập huấn về chuyên môn, cung cấp tài liệu thực hiện chuyên đề cho các nhà trường.
Tổ chức tích hợp chuyên đề “Văn hóa địa phương” để giáo viên học tập và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Trên đây là Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện tích hợp giáo dục “Văn hóa địa phương” vào Chương trình GDMN của trường Mầm non Vĩnh Ninh./.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT TP Huế (để b/c)) - BGH (theo dõi). - Các tổ CM; - Lưu: HSCM. |
HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị Thùy Dương |
|
Số lượt xem : 555
Chưa có bình luận nào cho bài viết này