ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG
Kế hoạch chiến lược
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
PHÒNG GD & ĐT TP HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN VĨNH NINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 11/KH-MNVN
Huế, ngày 21 tháng 1 năm 2021
KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019;
Căn cứ Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân thành phố Huế phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ công văn số 2198/SGDĐT-KĐCLGD ngày 22 tháng 9 năm 2020 của Sở GD&ĐT về kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường Vĩnh Ninh nhiệm kỳ 2020 -2025;
Căn cứ đặc điểm tình hình của nhà trường, trường mầm non Vĩnh Ninh xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021 -2025 và tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể như sau:
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội địa phương
Trường Mầm non Vĩnh Ninh Huế hình thành từ năm 1979. Trường đóng tại số 04 đường Nguyễn Trường Tộ thuộc phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Qui mô ban đầu trường có 4 lớp. Năm 1990 trường có dự án xây thêm dãy nhà với 04 phòng học, 01 phòng cho BGH, 01 phòng hành chính kế toán. Năm 2003 trường được chuyển đổi loại hình từ trường Mẫu giáo Vĩnh Ninh thành Trường Mầm non Vĩnh Ninh theo quyết định số 4589/QĐ-UB ngày 29 tháng 10 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Huế. Tháng 9 năm 2009 trường có Quyết định số 1998/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế về việc giao đất tại 62 Nguyễn Huệ để xây dựng ngôi trường mới. Hiện nay đang tiến hành thủ tục hồ sơ.
Trường hiện có 15 lớp, 08 phòng chức năng khác với hơn 450 cháu; Trường ở vị trí trung tâm thành phố, thoáng mát, an toàn và thuận tiện cho việc đưa đón con em của phụ huynh. Lực lượng phụ huynh là cán bộ công nhân viên Nhà nước, kinh doanh, buôn bán, người lao động, đa số có nhận thức cao về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục các cháu.
Kế hoạch chiến lược nhà trường giai đoạn 2021 - 2022, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hội đồng trường và hoạt động của ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường Mầm non Vĩnh Ninh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục mầm non. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay là đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng .
2. Tình hình nhà trường
2.1. Điểm mạnh :
a/ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường :
Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên hiện nay có 50 người (48 nữ, 02 nam) trong đó có 36 biên chế, 14 hợp đồng ( trong đó có 01 NV bảo vệ 68). Quản lý 02; giáo viên 33, NV 15. Trong đó có 12 Đảng viên, 50 đoàn viên Công đoàn
Trình độ chuyên môn: Đại học : 27 (02 Quản lý; 24 GV; 01 KT);
Cao Đẳng : 08 GV;
Trung cấp : 08 (01 GV; 07 NV);
Sơ cấp : 04 NV
* Các tổ chức đảng, đoàn thể:
- Chi bộ: 12 đồng chí.
- Công đoàn Cơ sở: 50 đoàn viên.
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh: 18 đoàn viên.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên đa số có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình, tâm huyết trách nhiệm luôn có ý thức tự học tự rèn để khẳng định mình.
- BGH: nhiệt tình, có trách nhiệm cao, luôn dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, được sự tín nhiệm của cán bộ giáo viên nhà trường, nhân dân địa phương và ngành mầm non Tỉnh TT Huế và Thành phố Huế.
b. Về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
- Nhà trường có uy tín với ngành, với xã hội về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 24 - 36 tháng đến 5 - 6 tuổi.
- Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Chi đoàn gắn kết thành một khối thống nhất, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc chung.
Trường tiếp nhận số lượng trẻ năm 2020 - 2021 như sau:
Số lớp :15 lớp - Số cháu : 435 cháu
Trong đó: Nhà trẻ : 3 nhóm, 69 cháu;
Mẫu giáo : 12 lớp 366 cháu;
Riêng cháu 5 tuổi : 4 lớp gồm 140 cháu;
Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn huy động cháu ra lớp đạt chỉ tiêu sau:
Cháu nhà trẻ: 45%; cháu mẫu giáo: 90%; riêng cháu 5 tuổi: 98% trở lên.
Trẻ hoàn thành chương trình GDMN đạt tối thiểu 95%; đạt chỉ tiêu PCGDMNTNT.
Đảm bảo tỷ lệ chuyên cần: NT: 80 - 90% ; Mẫu giáo: 95 - 98%; riêng MG 5 tuổi tỷ lệ chuyên cần 98%.
Nhà trường luôn thực hiện tốt các nội dung giáo dục mầm non mới theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Các nề nếp của cháu như: học tập, vui chơi, vệ sinh, lễ giáo, ăn ngủ...luôn được xây dựng và củng cố.
100% nhóm lớp thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục hàng ngày và quy chế chuyên môn. Các cháu có nề nếp trong vui chơi, vệ sinh, ăn ngủ, lễ giáo, phát triển nhận thức, tình cảm quan hệ xã hội, thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ.
Tổ chức tốt các hoạt động lễ hội cho các cháu như : Ngày hội Bé đến trường, Vui tết Trung thu, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, tổ chức cho các cháu đến thăm và tặng hoa cho các chú bộ đội nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12. Tổ chức thành công ngày Hội phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non và mừng Xuân mới, các hoạt động ngoại khóa cuối tuần cho các độ tuổi được phụ huynh ủng hộ và đánh giá cao. Tổ chức cho các cháu Mẫu giáo nhỡ và Mẫu giáo lớn đi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh
Tổ chức các tiết thao giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11 qua đó giáo viên trao đổi đúc rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn trong các hoạt động giáo dục trẻ.
- Không có ngộ độc xảy ra trong nhà trường.
- Bếp ăn luôn được các cơ quan y tế đánh giá tốt.
- 100% trẻ được theo dõi biểu đồ phát triển.
- Không có tai nạn thương tích đáng tiếc xảy ra với trẻ tại trường.
- Kết quả sức khỏe đầu năm học 2020 - 2021 và phấn đấu cuối năm:
Sức khỏe |
Nhà trẻ |
Mẫu giáo |
||||||
Đầu năm |
Tỷ lệ |
Cuối năm |
Chỉ tiêu cuối năm |
Đầu năm |
Tỷ lệ |
Cuối năm |
Chỉ tiêu cuối năm |
|
Tỷ lệ cân nặng bình thường (%) |
41/54 |
75,9 |
50/54 |
92,0 |
231/290 |
79,6 |
247/290 |
85,0 |
Tỷ lệ chiều cao bình thường (%) |
46/54 |
85,2 |
50/54 |
92,0 |
274/290 |
94,5 |
284/290 |
98,0 |
Giảm tỷ lệ trẻ SDD (%) |
09/54 |
16,7 |
0 |
0 |
11/290 |
3,8 |
4/290 |
1,3 |
c. Về cơ sở vật chất
- Tổng diện tích xây dựng là 2.114,1m2; (kể cả diện tích sàn) là 3.894.09 m2
- Khuôn viên trường có tường rào kiên cố bao quanh, đẹp mắt, đảm bảo việc ngăn cách giữa khuôn viên trường với sinh hoạt bên ngoài, thuận tiện cho công tác bảo vệ và đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động. Trường đã trồng một số cây hoa, cây cảnh, một số loại rau làm đẹp sân trường đồng thời để phục vụ các cháu trong giờ sinh hoạt ngoài trời.
Môi trường trong và ngoài lớp được quét dọn sạch sẽ, rác thu gom sử lý kịp thời hàng ngày. Hàng tuần CBGVNV đều thực hiện nghiêm túc lịch tổng vệ sinh trường lớp. Chính vì vậy mà môi trường giáo dục cảnh quan sư phạm luôn sạch sẽ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có sổ theo dõi chặt chẽ và được bảo quản chu đáo không xảy ra mất mát.
- Trường có 1 cổng chính, 1cổng phụ, cổng chính rộng trên 4,5m, có cửa cổng chắc chắn, cột trụ vững chắc, có bảng hiệu phù hợp với trường mầm non.
- Trường có đủ nguồn nước sạch để sử dụng và được bảo dưỡng nâng cấp thường xuyên nên đảm bảo vệ sinh.
- Hệ thống thoát nước thải được chảy ngầm trong hệ thống cống, có nắp đậy, thông thoát, không có mùi hôi.
* Các phòng chức năng
*. Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:
- Phòng sinh hoạt chung: Có diện tích 60 m2/lớp; đủ ánh sáng tự nhiên và điện chiếu sáng; nền, tường được lát gạch hoa; được sử dụng kết hợp làm nơi ngủ trưa cho trẻ; có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ sinh hoạt của trẻ và giáo viên, được sắp xếp bố trí sạch gọn hài hòa phù hợp với trẻ.
- Phòng ngủ: phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ cho trẻ, có đủ giường, gối, chăn riêng cho mỗi trẻ.
- Phòng vệ sinh: Có 15 phòng vệ sinh khép kín tại 15 lớp. Có bệ cầu, bệ tiểu, lavabô, vòi nước; có phòng nam, nữ riêng biệt; thiết bị đúng chuẩn của trẻ, an toàn, hợp vệ sinh; có đủ nguồn nước sạch, đủ ánh sáng, khô ráo, không có mùi hôi, không trơn trượt, được trang trí đẹp mắt .
- Hiên chơi hành lang của các nhóm lớp rộng rãi hiên chơi có lan can bao quanh cao 1,2 mét, được ốp men sạch sẽ tạo điều kiện cho trẻ sinh hoạt vui chơi thoải mái.
* Khối phòng tổ chức ăn
- Kho thực phẩm:. Kho lương thực diện tích 3,2 m2, cao ráo, sạch sẽ, đảm bảo chất lượng lương thực.
- Khu vực nhà bếp: Cải tạo với diện tích 47,5m2, qui trình vận hành đúng chuẩn bếp 1 chiều, thiết bị hiện đại, đồ dùng sạch đẹp, bảo quản sử dụng tốt, có tủ lạnh dùng riêng để lưu mẫu thức ăn; bếp đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; được Ban vệ sinh phòng dịch Sở Y Tế đánh giá tốt và làm phóng sự truyền hình tuyên truyền mô hình bếp ăn tập thể đạt chuẩn.
* Khối phòng hành chính quản trị
Khối phòng hành chính - quản trị có diện tích cụ thể như sau: Văn phòng trường có diện tích 45m2, phòng hiệu trưởng diện tích 32m2, phòng phó hiệu trưởng 1 có diện tích 16m2/, phòng phó hiệu trưởng 2 có diện tích 18m2/; phòng hành chính quản trị diện tích 16m2; phòng y tế diện tích 16m2; phòng bảo vệ có diện tích 6m2; phòng dành cho NV có diện tích 10m2; Khu để xe cho CBGVNV: Diện tích 60m2, có mái vòm che, nền lát gạch bằng phẳng, sạch sẽ, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc đi lại
* Sân vườn:
Các khu vực sân chơi, vườn cây được bố trí hợp lý với diện tích là 1.224.1m2 đảm bảo theo yêu cầu thiết kế trường mầm non, trường có khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học
Khu vực cho trẻ chơi ngoài trời được lát gạch sạch sẽ, có 10 loại đồ chơi ngoài trời theo quy định, Các đồ chơi được bố trí, quy hoạch hợp lý, phù hợp với độ tuổi mầm non và an toàn cho trẻ khi tham gia chơi
- Sân khấu ngoài trời: Sân chơi và khu vực tiền sảnh của trường được tận dụng làm sân khấu hợp lý, hiệu quả.
* Thành tích chính :
* Năm học 2018 - 2019:
- Đạt danh hiệu “Tập thể lao động Tiên tiến”.
* Năm học 2019 - 2020:
- Đạt danh hiệu “Tập thể lao động Xuất sắc”.
* Các ban ngành:
- Đảng ủy, UBND phường Vĩnh Ninh và Phòng GD&ĐT quan tâm, chỉ đạo sâu sát; các ban ngành luôn động viên giúp đỡ, tạo điều kiện cho các hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả.
- Được hầu hết phụ huynh, nhân dân trong địa bàn phường tin tưởng, tín nhiệm gắn bó và hết lòng ủng hộ nhà trường.
2.2. Điểm hạn chế :
a. Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu
- Do cán bộ quản lý mới nhận nhiệm vụ nên còn gặp nhiều bỡ ngỡ trong công tác quản lý, chỉ đạo đội ngũ
b. Đội ngũ giáo viên, nhân viên
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên: một số giáo viên do tuổi cao nên việc tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại còn gặp nhiều khó khăn, do thời gian chủ yếu dành cho chăm sóc - giáo dục trẻ tại trường nên thời gian dành cho nghiên cứu còn nhiều hạn chế.
c. Về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
- Nhu cầu của phụ huynh gởi con vào trường cao nên số lượng trẻ vào cuối năm thường vượt chỉ tiêu được giao.
d. Về cơ sở vật chất
- Có loại đồ chơi ngoài trời đã cũ do thời gian sử dụng đã lâu.
3. Các thách thức
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng chăm sóc - giáo dục của cha mẹ trẻ, của xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ “Lấy trẻ làm trung tâm”, nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, nắm tình hình, khả năng của trẻ để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Trình độ CNTT ngày càng hiện đại và các yêu cầu về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Cơ sở vật chất chưa Đáp ứng theo nhu cầu.
4. Xác định các vấn đề ưu tiên
- Phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi: ưu tiên cho trẻ trong địa bàn học tại trường.
- Đổi mới PPDH và đánh giá trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ.
- Đánh giá trẻ cuối giai đoạn, cuối chủ đề theo chỉ số đánh giá phát triển trẻ.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường học, trong dạy và học.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo cải tạo cơ sở vật chất, xây dựng trường lớp mới theo hướng hiện đại hóa, đạt chuẩn quốc gia.
3. Thời cơ
Trong những năm qua ngành giáo dục thành phố đã có những bước phát triển mạnh mẽ nên có những tác động không nhỏ đến tầng lớp cha mẹ trẻ và Chính quyền địa phương; Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã có những định hướng quan tâm, chỉ đạo đặc biệt đối với công tác giáo dục của nhà trường. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, một số gia đình có thu nhập cao, ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với con em ngày càng được nâng cao.
4. Thách thức
Yêu cầu của xã hội và phụ huynh ngày càng cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2025
1.Tầm nhìn:
Đến năm 2025, theo Đề án của Thành phố, trường MN Vĩnh Ninh được Mở rộng diện tích xây dựng nhà trường gia đoạn 2, nâng cao chất lượng giáo dục, đạt chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục chu kỳ 2. Quyết tâm thực hiện là một trong những trường luôn giữ vững niềm tin trong xã hội về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên có trình độ trên chuẩn (100%), đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong các hội thi.
2. Sứ mạng :
Tạo dựng được môi trường giáo dục có nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao, để mỗi trẻ em đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân. Xây dựng trường học có tính kỉ luật lao động cao, biết thương yêu hỗ trợ nhau, biết được nhiệm vụ của mỗi cá nhân để tư duy, sáng tạo, làm việc có hiệu quả, trung thực, khách quan trong việc thực thi nhiệm vụ.
3. Giá trị
- Đoàn kết - Tính thân thiện
- Tinh thần trách nhiệm - Sự hợp tác
- Lòng nhân ái - Tính sáng tạo đổi mới
- Tính trung thực - Khát vọng vươn tới
4. Mục tiêu chiến lược
4.1. Mục tiêu chung
* Mục tiêu ngắn hạn (duy trì và nâng cao chất lượng CSGD trẻ):
- Năm học 2020 - 2021 đến năm học 2021 - 2022, nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu đạt và giữ vững danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
* Mục tiêu trung hạn (phát triển thương hiệu):
- Đến năm học 2023 - 2024, hoàn thành dự án chống thấm giai đoạn 1, hoàn thành dự án ốp đá bề mặt ngoài của nhà trường nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục ngày một khang trang, sạch đẹp.
* Mục tiêu dài hạn đến năm 2030
- Mở rộng thêm diện tích trường, lớp, các phòng chức năng, phòng hội họp, hội trường đúng theo quy định, lớp học của trẻ có chỗ ăn, ngủ riêng biệt…tiến tới đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
- Hàng năm Xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng, bổ sung, chỉnh sửa kế hoạch, báo cáo Tự đánh giá.
4.2. Mục tiêu cụ thể
a. Quy mô phát triển số lượng
- Từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2024 -2025: duy trì 15 nhóm, lớp, sĩ số bình quân: 30 trẻ/ lớp.
- Từ năm học 2025 - 2026 mở rộng trường lớp, 16 nhóm/ lớp bình quân 30 trẻ/nhóm, lớp.
b. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
- Tối thiểu 98% trẻ phát triển bình thường; 2%: SDD thể nhẹ cân và thấp còi.
- Trẻ được trang bị kỹ năng sống: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích...
- 100% trẻ đạt bé ngoan; 100% đạt theo các chỉ số đánh giá từng độ tuổi.
- Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp thành phố đạt giải cao trong các phong trào thi đua.
- Nâng cao hoạt động giáo dục thể chất và phát triển năng khiếu. Có kế hoạch cho trẻ làm quen với ngoại ngữ tiếng Anh, hoạt động thể dục Aerobic (Các cháu từ 3 đến 6 tuổi)
c. Chất lượng đội ngũ
- Trình độ : Phấn đấu đến hết năm 2025 : 87,9% giáo viên có trình độ trên chuẩn
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý: 100% xếp loại xuất sắc.
- Năng lực chuyên môn của giáo viên được đánh giá theo Chuẩn giáo viên mầm non: có 100% GV xếp loại khá trở lên, trong đó xuất sắc trên 50%, không có giáo viên xếp loại trung bình.
d. Cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học, môi trường
- Xây dựng trường mới đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Năm 2025 phấn đấu thực hiện mở rộng diện tích nhà trường, xây Hội trường, phòng KidSmart, bể bơi cho trẻ.
- Xây dựng môi trường sư phạm " Xanh - sạch - đẹp - an toàn".
- Trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi tối thiểu cho tất cả các độ tuổi.
e. Công tác xã hội hóa giáo dục
- Tranh thủ sự đồng thuận và tăng cường sự gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, phụ huynh, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.
f. Trường chuẩn quốc gia và Kiểm định chất lượng giáo dục
Thực hiện công tác KĐCLGD và trường chuẩn quốc gia, đăng kí đánh giá ngoài vào năm 2025. Phấn đấu trường đạt chất lượng giáo dục cấp độ 2, duy trì trường chuẩn quốc gia mức độ 1, thực hiện tốt kế hoạch cải tiến chất lượng nhà trường đề ra sau khi được kiểm tra đánh giá ngoài.
IV. GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Thể chế và chính sách
- Thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong toàn đơn vị theo các nội dung của kế hoạch chiến lược. Xây dựng sự đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể hội đồng sư phạm để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
- Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu.
- Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ.
- Xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Thể chế hóa hệ thống văn bản quản lý và ban hành một số quy chế, quy định mang tính đặc thù của đơn vị đảm bảo sự nhất quán theo tinh thần chỉ đạo của Ngành.
2. Tổ chức bộ máy
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy hiệu quả phù hợp với yêu cầu chăm sóc - giáo dục.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn cho các giáo viên đảm trách vai trò chủ chốt trong bộ máy tổ chức nhà trường.
- Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, phụ trách đoàn thể.
3. Bồi dưỡng đội ngũ
- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ giáo viên có thành tích xuất sắc.
- Đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt, cán bộ, giáo viên trẻ, trách nhiệm, năng lực... bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.
- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.
- Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, phó hiệu trưởng.
4. Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
- Điều tra, khảo sát và dự báo số lượng, chất lượng trẻ đầu vào để xác định các phương pháp chăm sóc - giáo dục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm
Sóc - giáo dục của nhà trường.
- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng giáo dục, nội dung và
phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp đối tượng trẻ và yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Định kỳ rà soát, đổi mới, nâng cao chất lượng chế biến thức ăn cho trẻ nhằm bảo đảm giảm tỷ lệ trẻ SDD và thừa cân.
- Thực hiện tốt đánh giá cuối giai đoạn, cuối chủ đề, đánh giá chỉ số phát triển trẻ.
- Phụ trách thực hiện: Phó hiệu trưởng , các tổ trưởng chuyên môn và đội ngũ giáo viên, nhân viên.
5. Cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học, môi trường
- Tham mưu với UBND Thành phố, UBND phường, Phòng GD&ĐT, phòng tài chính kế hoạch đầu tư cải tạo cơ sở vật chất. Xây dựng, mở rộng trường giai đoạn 2 tiến tới đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
- Ứng dụng tin học trong quản lý của nhà trường trong quản lý, thực hành chuyên môn và các hoạt động khác, cụ thể: Sử dụng thư điện tử, xây dựng WebSite, sử dụng phần mềm chuyên môn trong giảng dạy, quản lý .Các thông tin quản lý giữa các tổ chuyên môn, các bộ phận trong nhà trường bước đầu qua hộp thư điện tử, kế đến là hệ thống nối mạng nội bộ và website của trường.
- Tranh thủ các dự án và sự tham mưu, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo và Ban đại diện Cha mẹ học sinh, các nguồn lực bên ngoài để sửa chữa, xây dựng các công trình nhỏ trong khuôn viên trường, cải tạo nâng cấp phòng học, nhà vệ sinh.
- Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; Bí thư chi bộ; Chủ tịch công đoàn; Bí thư Đoàn; Tổ chuyên môn.
6. Công tác tài chính
- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán, và minh bạch các nguồn thu, chi.
- Tham mưu với địa phương và ban đại diện cha mẹ học sinh để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân.
- Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, đội ngũ cán bộ chủ chốt, Kế toán, Trưởng ban đại diện CMHS.
7. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tăng cường ƯDCNTT trong công tác dạy học và quản lý
Phấn đấu trường đủ về cơ cấu, ổn định số lượng, chất lượng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm “Tin học hóa” quản lý giáo dục trong nhà trường.
8. Công tác xã hội hóa giáo dục
- Tranh thủ sự đồng thuận và tăng cường sự gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, phụ huynh, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.
9. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu
- Đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả website của trường.
- Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của trường qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp chí…
- Khuyến khích giáo viên tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành.
- Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, PHT, giáo viên phụ trách CNTT; tổ chuyên môn.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược
- Phổ biến chiến lược phát triển nhà trường đến toàn thể HĐSP để thực hiện.
2. Lộ trình, kinh phí thực hiện kế hoạch chiến lược
* Năm học 2020 - 2021
- Mua bổ sung 1 máy vi tính, 20 giường ngủ, bắt thêm hệ thống camera trong bếp, sơn tường rào, sửa chữa điện, nước…
- Dự toán: 180.000.000 đồng.
- Hàng năm bổ sung, chỉnh sửa kế hoạch, báo cáo Tự đánh giá
* Năm học 2021 - 2022
- Mua 01 máy tính, 04 ti vi, 01 máy chiếu, 02 bộ đồ chơi hiện đại cho các nhóm lớp, đóng mới 30 giường ngủ cho các lớp, sửa chữa máy lạnh, điện nước, quạt….
- Dự toán: 320.000.000 đồng
- Hàng năm bổ sung, chỉnh sửa kế hoạch, báo cáo Tự đánh giá.
* Năm học 2022 - 2023
- Mua 03 máy tính, mua 2 ti vi, đóng mới 30 giường ngủ cho các lớp, sửa chữa sân khấu, sửa chữa thấm dột, điện nước, máy lạnh, quạt….
- Dự toán: 230.000.000 đồng
- Hàng năm bổ sung, chỉnh sửa kế hoạch, báo cáo Tự đánh giá.
* Năm học 2023 - 2024
- Mua 05 máy tính, 02 ti vi, sơn lan can, mua chén đĩa sứ trẻ ăn bữa ăn gia đình, mua BH cháy nổ, đo điện trở chống sét, đóng mới 40 giường ngủ cho các lớp, mua mới 60 bàn ăn bổ sung cho các lớp, sửa chữa di rời nhà kho, gạch sân trường, làm mái che sân trường sửa chữa điện nước, quạt máy, máy lạnh, tủ sấy chén….
Dự toán: 550.000.000 đồng
- Hàng năm bổ sung, chỉnh sửa kế hoạch, báo cáo Tự đánh giá.
- Năm học 2024 - 2025
- Mua 05 máy tính, 05 ti vi, 06 bộ đồ chơi hiện đại, 02 bộ đồ dùng, đồ chơi theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT cho các nhóm lớp, đóng mới 50 giường ngủ, 80 bàn cho trẻ các lớp.
- Dự toán: 370.000.000 đồng
- Hàng năm bổ sung, chỉnh sửa kế hoạch, báo cáo Tự đánh giá.
* Tầm nhìn đến năm 2030
- Sơn trường, thay ghạch nền nhà 3 tầng, bổ sung 15 bộ thiết bị cho các lớp toàn trường...
- Dự toán: 500.000.000 đồng
- Hàng năm bổ sung, chỉnh sửa kế hoạch, báo cáo Tự đánh giá.
3. Trách nhiệm của các bộ phận có liên quan
3.1. Đối với Hiệu trưởng
- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển tổng thể cho toàn trường.
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án có liên quan đến đơn vị
- Tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch hành động hàng năm và thực hiện kế hoạch chiến lược theo từng giai đoạn phát triển của đơn vị
3.2. Đối với Phó hiệu trưởng
- Phối kết hợp với hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, chương trình công tác theo yêu cầu của Ngành và của trường;
- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Ngành và Hiệu trưởng về chất lượng chăn sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường.
- Chịu trách nhiệm cá nhân về các lĩnh vực mình được phụ trách đồng thời chịu trách nhiệm cùng P. Hiệu trưởng PT trong công tác quản lý nhà trường trước phòng GD&ĐT thành phố và UBND phường Vĩnh Ninh.
3.3. Đối với Hội đồng trường
- Quyết định về phương hướng chiến lược hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.
3.4. Đối với tổ chuyên môn và tổ văn phòng
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.
- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.
- Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.
3.5. Đối với cán bộ giáo viên nhân viên
- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu trở thành giáo viên, nhân viên giỏi; xứng đáng là tấm gương
sáng cho trẻ noi theo.
- Tích cực tham gia, đóng góp vào sự phát triển của nhà trường dựa vào khả năng của mỗi cá nhân với phương châm “Nỗ lực của cá nhân là thành công của tập thể” và khẩu hiệu hành động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”.
3.6. Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
Xây dựng kế hoạch thực hiện của đoàn thể mình trong việc tham gia thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường. Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.
3.7. Đối với Hội cha mẹ học sinh
- Phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Hỗ trợ tinh thần, vật chất giúp nhà trường hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển từng giai đoạn của kế hoạch chiến lược.
VI. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 1. Đối với Phòng GD&ĐT - Quan tâm quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ quản lý, phê duyệt, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu cho nhà trường. 2. Đối với UBND phường Trên đây là toàn bộ Kế hoạch chiến lược phát triển Trường mầm non Vĩnh Ninh giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Đơn vị sẽ xây dựng lộ trình và cụ thể hóa thành chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của Ngành nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam.
|
|