Những thầy giáo tốt dạy học bằng trái tim, chứ không phải bằng sách vở''
ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG
Các phương án
P/A Phòng chống dịch bệnh Tay – chân – miệng Năm học 2023 – 2024
PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /PA-MNVN Huế, ngày tháng 8 năm 2023
PHƯƠNG ÁN
Phòng chống dịch bệnh Tay – chân – miệng
Năm học 2023 – 2024
- Căn cứ vào việc thực hiện thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học;
- Căn cứ công văn số 832/UBND – VHXH ngày 21 tháng 8 năm 2023 của UBND Phường Vĩnh Ninh.
Trường mầm non Vĩnh Ninh xây dựng phương án Phòng chống dịch bệnh tay, chân, miệng năm học 2022 - 2023 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Chủ động giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, bao vây và xử trí kịp thời không để lan rộng trong trường học và cộng đồng.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý, của giáo viên, công nhân viên trong nhà trường về công tác thực hiện phòng chống dịch bệnh.
- Huy động toàn thể nhân dân trong địa phương, cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trường tham gia phổ biến, tuyên truyền thông tin hiểu biết về mức độ nguy hiểm về việc phòng chống dịch Tay – chân – miệng, cách phòng ngừa và một số cách xử lý khi mắc bệnh.
2. Yêu cầu:
- Trường mầm non Vĩnh Ninh xây dựng và tổ chức thực hiện phương án Phòng chống dịch bệnh tay, chân, miệng đúng mục đích, yêu cầu, phù hợp để vận dụng vào tình hình thực tế; báo cáo kết quả việc tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tay, chân, miệng.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chủ động triển khai các biện pháp Phòng chống dịch bệnh tay, chân, miệng và ứng phó kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.
II. PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAY, CHÂN, MIỆNG
1. Phương án 1: Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy.
- Giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày.
- Giáo viên, nhân viên rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Phương án 2: Vệ sinh ăn uống
- Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; Giáo dục trẻ không ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Phương án 3: Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, nơi sinh hoạt
- Lau chùi nhà hàng ngày, rửa đồ dùng đồ chơi, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế với Cloramin B hàng tuần.
- Đảm bảo vệ sinh trường lớp, các khu vui chơi…
4. Phương án 4: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh trong công tác phòng chống bệnh.
- Triển khai trong toàn thể CBGVNV nhà trường nội dung các thông tin về bệnh Tay – chân – miệng và cách sử dụng thuốc sát trùng Cloramin B.
- Cung cấp các tài liệu tuyên truyền, các thông tin liên quan ở các bản tin của lớp để thông báo cho phụ huynh và CBGVNV trường tham khảo thường xuyên.
5. Phương án 5: Theo dõi phát hiện kịp thời
- Giáo viên phải thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ để kịp thời phát hiện, Có biện pháp xử lý kịp thời khi nghi ngờ bệnh như báo với phụ huynh để đưa trẻ đi bệnh viện, báo với Trạm y tế, Trung tâm y tế Thành phố để có biện pháp xử lý kịp thời.
6. Phương án 6: Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh
- Giáo viên cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện bệnh Tay chân miệng. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác, cần cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với nhà trường
- Xây dựng và tổ chức triển khai, quán triệt các phương án Phòng chống dịch bệnh tay chân miệng đến toàn thể CBGVNV và CMTE để phối hợp tổ chức thực hiện.
- Duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh xảy ra tại địa phương, trong tỉnh cũng như toàn quốc để CBGVNV hiểu biết về nguyên nhân, tác hại, cách phòng tránh, cách xử lý khi có người bị mắc bệnh.
- Ban giám hiệu thường xuyên nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phương án.
2. Đối với giáo viên và nhân viên
- Thực hiện nghiêm túc các phương án phòng chống dịch bệnh tay, chân, miệng cho trẻ trong toàn trường.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho các em biết phòng, chống các dịch bệnh, biết vệ sinh răng miệng và thân thể hàng ngày.
- Tham gia các hoạt động phòng, chống các dịch bệnh trong đội ngũ CBGVNV và học sinh các chiến dịch vệ sinh môi trường,… theo hướng dẫn y tế địa phương.
- Nhân viên y tế trường học thường xuyên giám sát, tuyên truyền các dịch bệnh, thực hiện tốt một số quy định về công tác y tế trường học và những nội dung phòng chống dịch bệnh đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo với Trung tâm y tế Thành phố tập huấn.
Trên đây là phương án thực hiện Phòng chống dịch bệnh Tay – chân – miệng năm học 2023 – 2024, đề nghị các CBGVNV nhà trường, các đoàn thể và Hội CMHS nhà trường cùng phối hợp để thực hiện.
Nơi nhận:
- Các tổ khối; KT. Y TẾ HIỆU TRƯỞNG
- Lưu YT . PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Khoa Diệu Linh Trần Thị Thùy Dương
Số lượt xem : 1