Học sinh là điểm tựa là cảm hứng của thầy cô giáo''

Các quy chế, nội quy.

Cập nhật lúc : 20:59 06/11/2024  

QUY CHẾ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2024 - 2025

             UBND THÀNH PHỐ  HUẾ

   TRƯỜNG MẦM NON VĨNH NINH

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

               Số:  252 / QC-MNVN

 

Vĩnh Ninh, ngày 02 tháng 11 năm 2024

 

QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

NĂM HỌC 2024 - 2025

 

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

         Điều 1. Phạm vi, đối tượng thực hiện:

 Quy chế này quy định nội dung thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của cán bộ giáo viên, các tổ chuyên môn, bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường; Quy định cơ cấu tổ chức tổ chuyên môn trong nhà trường.

         Điều 2. Mục đích yêu cầu:

  Quy chế chuyên môn là cơ sở để Phó hiệu trưởng được giao giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi đợt, kì và năm học; là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT.

Giúp giáo viên tự giác nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm túc các quy định về chuyên môn, phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và xiết chặt kỹ cương nề nếp hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

Thực hiện nghiêm túc Quy chế chuyên môn là cơ sở giúp nhà trường đánh giá xếp loại năng lực sư phạm, chuẩn nghề nghiệp cũng như đề xuất khen thưởng danh hiệu thi đua cho giáo viên.

Mỗi cán bộ giáo viên có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trong quy chế này.

         Điều 3. Căn cứ để xây dựng quy chế chuyên môn:

Căn cứ Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường mầm non;

          Căn cứ Thông tư 26/2018/TT-BGD&ĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm Non

           Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo;

         Căn cứ Hướng dẫn 1111/ PGD&ĐT- GDMN ngày 09 tháng 9 năm 2024 của Phòng Giáo dục- Đào tạo thành phố Huế về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2024-2025 đối với ngành học Mầm Non;

Căn cứ Kế hoạch số 1231/KH-PGĐT ngày 26 tháng 9 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác kiểm tra năm học 2024-2025.

       Căn cứ kế hoạch số 185/KH-MNVN ngày 17/9/2024 về việc thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2024 - 2025 của nhà trường;

Trường Mầm non Vĩnh Ninh xây dựng qui chế chuyên môn năm học 2024 – 2025 cụ thể như sau:

CHƯƠNG II. NỘI DUNG QUY CHẾ

         Điều 4. Tổ chuyên môn:

         1. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

         Tổ chuyên môn được thành lập theo quy định tại Điều 13 –TT52/ BGDĐT ban hành Điều lệ trường Mầm Non của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.

          Toàn trường được bố trí thành 04 tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn mẫu giáo 5-6 tuổi, Tổ chuyên môn mẫu giáo 4-5 tuổi Tổ chuyên môn mẫu giáo 3-4 tuổi, Tổ chuyên môn nhóm trẻ 24 - 36 tháng.

2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:

2.1. Căn cứ kế hoạch của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình giáo dục mầm non;

2.2 Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

2.3. Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tham gia đánh giá, xếp loại nhân viên theo quy định.

 3. Chế độ kiểm tra, hội họp:

3.1.Kiểm tra giáo án, việc thực hiện CTGDMN, kế hoạch giáo dục của nhóm lớp/giáo viên: 1tháng/lần (trước khi thực hiện chủ đề).

  3.2.Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất 02 tuần/1lần.

           Việc sinh hoạt tổ chuyên môn cần bàn đúng nội dung về chuyên môn của tổ mình, theo nguyên tắc tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn.

         4. Quy định về hồ sơ của tổ chuyên môn:

Hồ sơ sổ sách của tổ chuyên môn thực hiện theo điều 21 Thông tư số 52/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường mầm non;

         4.1. Kế hoạch hoạt động năm, tháng, tuần của tổ.

4.2. Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ.

Hồ sơ tổ chuyên môn do tổ tr­ưởng chuyên môn quản lý, cuối năm học nộp về lưu tại trường

Điều 5. Đối với ban giám hiệu

 Xây dựng Quy chế chuyên môn, chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.

 Giao cho 02 Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên trong việc xây dựng nội dung, kế hoạch giáo dục (kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày) và kiểm tra hồ sơ sổ sách tổ chuyên môn và giáo viên 01 lần/1 tháng.

 Duyệt kế hoạch giáo dục cho giáo viên trước khi bước sang thực hiện chủ đề mới tiếp theo ít nhất trước 1 tuần và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục đó.

 Thường xuyên kiểm tra các hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ, việc xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trên phần mềm lập KHGD để có biện pháp tháo gỡ vướng mắc, giúp giáo viên thực hiện đúng mục tiêu giáo dục.

  Hàng tháng tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của nhà trường trong tháng trước và xây dựng phương hướng nhiệm vụ cho tháng sau phù hợp với thực tế của nhà trường.

Tham gia các hoạt động giáo dục: Hiệu trưởng 02 giờ/1 tuần; Phó Hiệu trưởng 04 giờ/1 tuần.

Điều 6. Đối với tổ trưởng, tổ phó chuyên môn

 Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo năm, tháng, tuần và các hoạt động khác của nhà trường, các tổ chức đoàn thể phù hợp với điều kiện của tổ và yêu cầu nhiệm vụ chung của nhà trường.

 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia kiểm tra đánh giá chất lượng hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.

 Tham gia đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

 Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.

 Phản ánh tình hình của tổ, tham mưu cho nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ.

 Số lượng tham gia dự giờ chuyên môn: Theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường và có thể dự giờ, kiểm tra khi cần thiết.

 Kiểm tra Kế hoạch giáo dục và hồ sơ của các thành viên tổ mình quản lý

1 tháng/1 lần (vào cuối chủ đề).

         Điều 7. Đối với giáo viên.

1.    Nhiệm vụ chung của giáo viên

            1.1.Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, không để xảy tai nạn thương tích đối với trẻ tại trường.

1.2. Thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.

1.3. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.

1.4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

1.5. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.

1.6. Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.

          2. Những quy định về hồ sơ:

Mỗi giáo viên quản lý lớp mình phải có đủ hồ sơ theo hướng dẫn thực hiện hồ sơ trường mầm non do chuyên môn Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT quy định tại điều 21, điều lệ trường mầm non:

 Kế hoạch giáo dục (Năm, tháng,tuần, ngày)

 Sổ theo dõi trẻ đến nhóm/ lớp

 Sổ theo dõi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

 Sổ theo dõi tài sản thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

 Sổ dự giờ

 Sổ họp (Họp chi bộ, họp HĐSP, họp công đoàn)

 Sổ học BDTX ( Kèm kế hoạch BDTX)

 Kế hoạch phấn đấu sau đánh giá chuẩn nghề nghiệp và kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (Theo biểu mẫu số 1 phiếu tự đánh giá của GVMN Kèm theo Công văn số 5569/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Số lần kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo viên tối thiểu: 1 tháng/1lần. Có chữ ký của BGH nhà trường. Ngoài ra, Ban giám hiệu sẽ kiểm tra đột xuất.

2.1. Kế hoạch giáo dục thực hiện theo chương trình (Năm/ chủ đề)

  Xây dựng kế hoạch giáo dục trên phần mềm đảm bảo đầy đủ mục tiêu, nội dung- hoạt động lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế của nhóm/lớp, khả năng nhu cầu của trẻ.

  Lồng ghép các chuyên đề vào kế hoạch giáo dục một cách linh hoạt, nhẹ nhàng. phù hợp với tình hình thực tế địa phương, trường/lớp.

         2.2  Kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục (kế hoạch giáo dục ngày):

Soạn bài đầy đủ theo phân phối ch­ương trình, theo kế hoạch giáo dục tháng, tuần, nâng cao chất l­ượng bài soạn. Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy cách theo hướng dẫn chung của Sở GD&ĐT. Không ngừng cải tiến ph­ương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng theo hư­ớng phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của trẻ. Kế hoạch giáo dục giảng dạy hàng ngày phải soạn trước khi giảng dạy 1 tuần trên phần mềm lập KHGD để BGH xét duyệt.

Kế hoạch giáo dục (ngày) đư­ợc thực hiện theo các cách: Soạn trực tiếp trên trên phần mềm lập KHGD hoặc soạn trên máy tính và cập nhật lên phần mềm.

Đánh giá trẻ hằng ngày, cuối chủ đề các lớp mầu giáo đều thực hiện trên phần mềm.Riệng độ tuổi nhà trẻ thì đánh giá bằng bảng giấy do lỗi phần mềm chưa thực hiện được

2.3. Sổ dự giờ - Sổ chuyên môn - Sổ hội họp

Sổ dự giờ sử dụng mẫu chung do Sở GD&ĐT ban hành.(sổ dự giờ theo nghiên cứu bài học) Ghi chép đầy đủ, cụ thể tiến trình giờ dạy trong sổ dự giờ và chia sẻ rút kinh nghiệm sau khi dự giờ.

Sổ chuyên môn ghi đầy đủ nội dung tập huấn chuyên môn cần ghi chép đầy đủ, rõ ràng, ghi chép tất cả các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn của Phòng, Trường và tổ khối. Cần lưu ý đến công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Sổ hội họp ghi chép nội dung các buổi hội họp đầy đủ, rõ ràng, cụ thể từng lần họp (Họp trường, họp chuyên môn, họp tổ khối, họp công đoàn)

2.4. Sổ theo dõi trẻ nhóm/ lớp, sổ chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ:

 Xây dựng kế hoạch năm, tháng đầy đủ, rõ ràng. Ghi chép đầy đủ lý lịch của trẻ. Theo dõi đầy đủ việc đến lớp của trẻ đánh dấu chuyên cần của trẻ theo quy định. theo dõi trẻ bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh theo quy định.

2.5. Sổ theo dõi tài sản

 Ghi chép theo dõi đúng, đủ số tài sản của nhóm lớp, có biên bản giao nhân, biên bản kiểm kê tài sản hàng năm nhằm theo dõi việc sử dụng và bảo quản tài sản của nhóm,lớp theo quy định.

         2.6. Sổ học bồi dưỡng thường xuyên

- Ghi chép đầy đủ các bài học được đánh máy hoặc viết tay, không sao chép bài học của đồng nghiệp.

3. Tổ chức các hoạt động.

3.1. Chuẩn bị chu đáo đồ dùng, đồ chơi, kế hoạch giáo dục (ngày) tr­ước khi lên lớp. Tổ chức đúng thời gian qui định cho mỗi hoạt động.

3.2. Tr­ước mỗi buổi học giáo viên cần lưu ý khâu vệ sinh, sĩ số trẻ và các quy định khác của nhà trư­ờng.

3.3.  Tư­ thế, trang phục chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự; xư­ng hô sư phạm, không sử dụng điện thoại di động, không làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động.

3.4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ.

3.5. Chịu trách nhiệm quản lý trẻ, điểm danh, ghi tên trẻ vắng vào sổ theo dõi. Nhận xét đánh giá xếp loại hoạt động theo đúng quy định.

4 . Dự giờ.

4.1. Lịch dự giờ theo kế hoạch kiểm tra nôi bộ của nhà trường. Hoạt động thăm lớp dự giờ có thể thực hiện theo định kì hoặc đột xuất.

4.2. Mỗi giáo viên phải được Ban giám hiệu hoặc Tổ chuyên môn dự ít nhất 02 hoạt động/năm học.

  4.3. Sau khi dự giờ phải trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy. Có biên bản của tổ chuyên môn kèm theo.

5. Sáng kiến kinh nghiệm

 Mỗi ng­ười đều phải luôn luôn đúc rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao hiệu quả giảng dạy và công tác.

 Trong một năm học mỗi giáo viên đăng ký danh hiêu chiến sĩ thi đua cở sở phải có một sáng kiến kinh nghiệm (nếu không được đánh giá viên chức xuất sắc)

  Đánh giá SKKN phải theo đúng h­ướng dẫn của nhà trư­ờng và nộp đúng thời gian quy định.

6. Chế độ thống kê, báo cáo:

TTCM - GV báo cáo định kì đột xuất, yêu cầu phải đúng, đủ, kịp thời mọi sự sai sót phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

7. Đối với công tác chăm sóc- nuôi dưỡng

 Phối hợp với phó hiệu trưởng phụ trách công tác y ttế để tổ chức cân đo chấm biểu đồ cho trẻ đúng theo qui định 3 tháng/1 lần.

  100% trẻ đến trường đều được chăm sóc 100% trẻ được được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng và đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần;

  Đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ. Cho trẻ đúng giờ, ăn hết suất hết khẩu phần ăn.quan tâm nhiều hơn đến những trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì, trẻ ăn chậm..

  Cho trẻ vệ sinh trước khi ăn, sau khi ăn và sau khi ngủ dậy.

  Rửa tay bằng xà phòng bằng nước sát khuẩn trước khi ăn, sau khi chơi và đi vệ sinh, khi tay bẩn.

  Đảm bảo mức ăn 26.000đ/trẻ/ngày.

  Thực đơn: Nghiêm túc thực hiện theo thực đơn trường xây dựng.

  Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ theo qui định, vệ sinh và phù hợp với thời tiết.

         8. Thực hiện nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng

Thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. Đảm bảo quản lý chặt chẽ khẩu phần ăn của trẻ. Nghiêm cấm vi phạm cắt xén khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức. Thực hiện nghiêm túc việc công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày.

 Điều 8. Kỷ luật lao động.

1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý lao động, đảm bảo giờ giấc làm việc, không bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình. Không tự ý đổi giờ hoặc tự ý nhờ ng­ười dạy thay.

2. CBGV nghỉ phải có đơn xin phép ghi rõ lý do xin nghỉ, xin ý kiến tổ trưởng và trình Hiệu tr­ưởng hoặc Phó hiệu trưởng quyết định. Chấm công đầy đủ các hoạt động tập thể nh­ư hội họp. Khi xin phép BGH nhất trí thì giáo viên phải báo lại cho tổ trưởng rõ và giáo viên đứng cùng nhóm lớp (ngư­ời nghỉ phải đề xuất trước ít nhất 02 ngày tr­ước khi nghỉ trừ trường hợp đột xuất). Nếu CBGV được Phòng GD&ĐT điều động đi công tác phải nhận công lệnh trực tiếp từ Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và báo cáo việc thực hiện quy trình bố trí dạy thay trong thời gian đi công tác.

3. Giáo viên  cập nhật KHGD lên phần mềm, hồ sơ cá nhân, nhóm lớp không đúng theo quy định, không đảm bảo những quy định tại quy chế này lần thứ nhất: Nhắc nhở, lần thứ 2 lập biên bản, đưa vào qui chế thi đua, hạ xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Đánh giá viên chức cuối năm. Lưu hồ sơ cá nhân.

CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên nội dung quy định trong quy chế này, tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế của cán bộ, giáo viên, thường xuyên, định kì khi có văn bản hướng dẫn của Sở, Phòng GD&ĐT, điều chỉnh kịp thời để quy chế phù hợp với quy định của cấp trên và thực tế tại trường.

Điều 10. Trách nhiệm của Tổ trưởng chuyên môn

         Hướng dẫn để giáo viên tổ mình phụ trách nghiêm túc thực hiện nội dung đã được quy định trong quy chế này. Trong quá trình thực có nội dung nào chưa phù hợp kịp thời góp ý để BGH xem xét, quyết định điểu chỉnh, bổ sung. Nghiên cứu các văn bản có liên quan để làm căn cứ tổ chức điều hành nhiệm vụ giảng dạy của tổ chuyên môn, cán bộ, giáo viên.

         Điều 11. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên

         Cán bộ giáo viên căn cứ nhiệm vụ được phân công nghiêm túc thực hiện nội dung quy định tại Quy chế này.

         Điều 12.Trách nhiệm của các Tổ chức đoàn thể

         Căn cứ nhiệm vụ, phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế.

    Trên đây là Quy chế chuyên môn của trường mầm non Vĩnh Ninh năm học 2024-2025. Đề nghị toàn thể cán bộ, giáo viên nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận:                                                                    

- BGH (c/đ);

- Các tổ CM ,GV (t/h);

- Lưu: HSCM.                                                                   

                                         

   HIỆU TRƯỞNG

 

            Trần Thị Thùy Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 1

Các tin khác