Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi "

Các kế hoạch

Cập nhật lúc : 12:37 24/11/2023  

K/H CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG NĂM HỌC 2023-2024

PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ

TRƯỜNG MN VĨNH NINH

Số:    /KH-MNVN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Huế, ngày      tháng  10  năm 2023

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

NĂM HỌC 2023-2024

 

I. Các Căn cứ để xây dựng kế hoạch:

Căn cứ Công văn số 1074/PGDĐT-GDMN ngày 29/8/2023 của Phòng Giáo dục vàĐào tạo thành phố Huế về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non nămhọc 2023 - 2024;

Căn cứ công văn số 868/TTYTTP ngày30/8/2023  của Trung tâm Y tế Thành phố Huế về việc tăng cường đảm bảo VSATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học;

Căn cứ công văn số  1117 /PGD&ĐT ngày 12 tháng 9 năm 2023 của Phòng GD&ĐT Thành phố Huế  về việc thưc hiện công tác y tế trường học, bán trú. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương Trường mầm non Vĩnh Ninh   xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng năm học 2023- 2024 cụ thể với một số nội dung như sau: 

II. Đặc điểm tình hình:

Tổng số CBGVNV hiện nay có 53 người (51 nữ, 02 nam) trong đó có 38 biên chế (gồm: 03 quản lý; 34 GV; 01 NV) và 16 hợp đồng (gồm: 12 cấp dưỡng; 02 bảo vệ (Trong đó có 01 BV theo NĐ 111); 01 tạp vụ). Đảng viên 14 đồng chí, 53/53 đoàn viên công đoàn. Hiện có 02 đồng chí đã hoàn thành lớp cảm tình Đảng.

Trường có 15 lớp học với tổng số cháu 422 trẻ.

Trong đó:  Nhà trẻ: 3 nhóm 58 cháu; Mẫu giáo: 12 lớp 364 cháu.

Trong năm học 2023 - 2024 trường mầm non Vĩnh Ninh có những thuận lợi và khó khăn sau:

2.1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Sở, phòng Giáo dục và đào tạo Huế, sự quan tâm của trung tâm y tế học đường TP Huế.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, tận tụy với nghề, có ý thức trách nhiệm trong công việc.

- Cơ sở vật chất thiết bị đồ dùng đảm bảo. Có môi trường chăm sóc, giáo dục tốt, ổn định trong nhiều năm.

- Phụ huynh quan tâm đến công tác chăm sóc-nuôi dưỡng trẻ của nhà trường.

- 100% trẻ đến trường ăn bán trú tại trường.

2.2. Khó khăn:

- Một số phụ huynh do quá bận công việc nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

- Trường chưa có nhân viên y tế nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho trẻ toàn trường.

III. Nhiệm vụ trọng tâm:

- Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, phòng trách tai nạn thương tích cho trẻ.

- 100 % trẻ được kiểm tra sức khoẻ định kỳ 1 lần/năm và cân, đo theo dõi sức khoẻ 3 lần/năm với trẻ nhà trẻ 25 tháng tuổi trở lên và trẻ mẫu giáo.

- Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi xuống dưới 2%, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì dưới 6%;

- 100% trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ, các hành vi ứng xử phù hợp với các hoạt động.

- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cô nuôi trong nhà trường biết cách phòng chống dịch bệnh, biết cách phòng tránh tai nạn thương tích và sơ cứu tại chỗ khi trẻ xảy ra tai nạn.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện cập nhật phần mềm dinh dưỡng, tính lượng Calo cho trẻ đảm bảo đủ chất.

- Chú trọng, tăng cường công tác tuyên truyền, giữ mối liên lạc với phụ huynh về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của nhà trường.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trong nhà trường. Tiếp tục xây dựng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Làm tốt công tác y tế trường học.

- Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất cho công tác chăm sóc - nuôi dưỡng.

- Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về các dịch bệnh theo mùa.

- Xây dựng góc tuyên truyền với những hình ảnh đẹp bắt mắt.

- Công khai thực đơn hằng ngày để phụ huynh theoi dõi chế độ ăn của nhà trường, để về nhà tránh trùng lặp.

IV. Nhiệm vụ chỉ tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện:

4.1. Chăm sóc sức khỏe trẻ

4.1.1.Công tác đảm bảo an toàn:

4.1.1.1 Chỉ tiêu:

- 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các hoạt động, không để trẻ xảy ra những tai nạn thương tích hay ngộ độc thực phẩm, theo Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 của bộ giáo dục và đào tạo ban hành.

- Quản lý trẻ chặt chẽ trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi

- Luôn theo dõi, quan sát chặt chẽ số lượng trẻ đến lớp hàng ngày.

- Đảm bảo cơ sở vật chất có chất lượng cho trẻ học an toàn.

4.1.1.2. Biện pháp:

- Toàn thể giáo viên đến lớp đón trẻ đúng giờ giấc quy định.

- Giáo viên luôn có mặt và giám sát trẻ khi cho trẻ ra khu sân chơi hoạt động ngoài trời. Nhất là khi trẻ chơi tự do.

- Giáo viên nắm chắc sĩ số trẻ đi học trong ngày và đặc biệt quan tâm đến những trẻ mới đến lớp.

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên về giáo dục dinh dưỡng, VSATTP, PCTNTT và sơ cứu tại chỗ khi trẻ xảy ra tai nạn.

- Tuyên truyền đến toàn thể CBGVNV nhà trường các biện pháp phòng chống không để dịch bệnh xảy ra

- Đảm bảo mua thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc và thực hiện ký hợp đồng cam kết trách nhiệm giữa bên mua và bên cung cấp thực phẩm.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình lưu mẫu thức ăn được quy định tại Sổ kiểm thực ba bước.

- Tăng cường kiểm tra bếp ăn, kịp thời phát hiện các nguyên nhân gây hậu quả xấu, gây ngộ độc, phát hiện các mối nguy và đưa ra các biện pháp xử lý điều chỉnh.  Đảm bảo yêu cầu bếp ăn được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn VSATTP.

- Ban giám hiệu và giáo viên luôn có trách nhiệm giám sát, kiểm tra đồ dùng đồ chơi thường xuyên để nhằm sửa chữa kịp thời những dụng cụ, đồ chơi bị hư hỏng tránh gây thương tích cho trẻ trong quá trình chơi.

4.2.2 Chăm sóc sức khỏe:

4.2.2.1 Chỉ tiêu:

-100%  trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 lần/năm học và cân đo theo dõi sức khỏe 3 lần/năm với trẻ nhà trẻ 25 tháng tuổi trở lên và trẻ MG

- Phấn đấu cuối năm tỉ lệ trẻ đạt phát triển bình thường đạt: 95 - 97%; Tỉ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân, thể thấp còi 0%.

- Lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, béo phì, trẻ  khuyết tật hòa nhập và trẻ mắc bệnh dài ngày.

- Đảm bảo 100% sử dụng nguồn nước sạch, nước uống cho trẻ được đun sôi, đảm bảo hợp vệ sinh và phù hợp với thời tiết.

- 100% số trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hình thành nền nếp thói quen tốt, các hành vi ứng xử văn minh có lợi cho sức khỏe trẻ.

4.2.2.2. Biện pháp:

- Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập ban sức khỏe, trưởng ban là một đại diện ban giám hiệu, phó ban là y tế, thành viên là phó hiệu trưởng và tổ trưởng,  tổ phó các tổ khối chuyên môn.

- Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với nhau để lập kế hoạch và triển khai công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong năm học cụ thể theo năm tháng. (Như tuyên truyền kịp thời các bệnh dịch theo mùa dịch xảy ra, triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường…) .

- Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc phụ huynh. Thông qua giờ đón trả trẻ, thông qua các hội thi, các buổi họp phụ huynh.

- Kiểm tra sức khỏe 1 lần/năm nhằm phát hiện bệnh để trao đổi sớm với phụ huynh đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám và chữa trị kịp thời. Đồng thời phối hợp trong công tác phòng bệnh, phòng dịch; vệ sinh khử trùng bề mặt môi trường, đồ dùng, vệ sinh cá nhân

- Nhân viên y tế phối hợp với tổ nhà bếp, giáo viên chủ nhiệm các nhóm, lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, trẻ thấp còi, béo phì, trẻ khuyết tật hòa nhập để có kế hoạch chăm sóc và chế độ ăn hợp lý.

- Thực hiện đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, an toàn: xây dựng thực đơn theo mùa phù hợp với  từng độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, nguồn thực phẩm thực tế của địa phương. Sử dụng phần mềm dinh dưỡng để xây dựng tính khẩu phần ăn cho trẻ hợp lý, cân đối đảm bảo tỉ lệ calo, tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức

+ Nhà trẻ:   P:13-20%; L: 30-40%; G: 47-50%;

+ Mẫu giáo: P: 13-20%; L: 25-25%; G: 52-60%

Tính thêm tỷ lệ Ca, B1 trong thực đơn bữa ăn của trẻ và cân đối kịp thời tại trường mầm non. Xây dựng thực đơn phù hợp với trẻ SDD (béo phì) để trẻ phát triển bình thường.

- Thực hiện thường xuyên công tác VSMT phòng chống dịch bệnh như:

+ Phối hợp với phụ huynh để mua sắm đầy đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân cho trẻ riêng biệt như: xà phòng rửa tay, khăn mặt, khăn ăn, cốc uống nước..

+ Giáo viên phải làm kí hiệu tập cho trẻ tự nhận biết kí hiệu dụng cụ vệ sinh cá nhân đúng chính xác, tránh việc nhầm lẫn và không được dùng chung.

+ Tạo môi trường xanh sạch đẹp trong lớp và ngoài sân.Vệ sinh lớp học thông thoáng trước giờ đón trẻ. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi trật tự ngăn nắp, gọn gàng. Xử lý kịp thời các loại rác thải, các chất thải bỏ đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm, hằng tuần tiến hành ngâm đồ dùng, đồ chơi, và lau sàn nhà dung dịch vệ sinh chuyên dụng

- Tập cho trẻ thói quen biết vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, biết bỏ rác vào thùng, biết giữ gìn sân trường lớp học, sạch sẽ, tập cho trẻ thói quen lao động dọn vệ sinh hằng ngày: Nhặt rác sau mỗi buổi sáng tập thể dục, bỏ vào thùng đúng nơi quy định.

Vệ sinh cá nhân:

+ Chăm sóc bảo vệ da sạch sẽ, chăm sóc vệ sinh răng miệng, tay, chân, mặt, mũi áo, quần áo gọn gàng thường xuyên.

- Vệ sinh ăn uống:

+ Giáo dục trẻ ăn thức ăn chín, uống sôi, thức ăn đều phải có nắp đậy cẩn thận tránh ruồi muỗi đậu vào và được ăn thức ăn mới, nóng, không ăn đồ nguội lạnh, không ăn quà vặt.

+  Cuối tuần tổ chức tổng vệ sinh đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng vệ sinh cá nhân  đồ chơi, dụng cụ nhà bếp cho trẻ 1 tuần /lần bằng các dung dịch sát khuẩn.

4.2. Công tác nuôi dưỡng:

4.2.1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

4.2.1.1. Chỉ tiêu:

-  Đảm bảo 100% nguồn thực phẩm tươi ngon rõ nguồn gốc đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh.

-  Đảm bảo 100% trẻ không bị ngộ độc thực phẩm và các dịch bệnh lây lan.

- Tăng cường công tác trồng rau tại vườn trường để tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho trẻ.

- Đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác bán trú cho trẻ ăn uống an toàn, hợp vệ sinh.

- Thực hiện ký hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm có đăng ký đảm bảo chất lượng an toàn và cùng chịu trách nhiệm với nhà trường khi có sự cố xảy ra

- Lưu mẫu thức ăn hằng ngày đúng định lượng theo quy định.

4.2.1.2 Biện pháp:

- Bồi dưỡng cũng cố cho cô nuôi về qui trình bếp một chiều, cách bảo quản thực phẩm, rau củ, quả, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thực hiện quy trình các thao tác chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon.

- Khuyến khích giáo viên trồng rau tại vườn trường để cung cấp rau sạch cho nhà bếp.

- Tham mưu với nhà trường mua sắm bổ sung dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú, đầy đủ hợp vệ sinh. Đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trẻ đều bằng Inox nhằm tránh gây độc hại và có độ bền cao.

- Lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm để ký hợp đồng mua bán thực phẩm đảm bảo an toàn.

- Nhà bếp lưu mẫu thức ăn hằng ngày đảm bảo 3 đủ: Đủ mẫu. đủ lượng và đủ thời gian.

4.2.2 Đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ:

4.2.2.1. Chỉ tiêu:

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ ở trường

- Đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ đạt tỉ lệ Kcalo từ 615- 726 Kcalo trẻ/ ngày

- Đảm bảo các chất dinh dưỡng theo đúng tỉ lệ quy định: Nhà trẻ (Protein: 13-20%; lipid: 30-40%; Glucid: 47-50); Mẫu giáo (Protein: 13-20%; lipid: 25-35%; Glucid: 52-60) năng lượng khẩu phần ăn.

- Đảm bảo cung cấp đủ nước đun sôi để nguội hợp vệ sinh.cho trẻ uống    

- Đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên trẻ.

- 100% trẻ được sử dụng nguồn nước sạch.

- 100% trẻ có kỹ năng rửa tay trước khi ăn, rửa mặt, đánh răng, sau khi ăn

- 100% trẻ có thói quen vệ sinh, ăn uống tự phục vụ .

- 100% các lớp thực hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng, VSATTP

- 100% các lớp tạo góc tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng.

- Duy trì mức ăn: Tiền ăn:25.000/ngày;Tiền chất đốt:1.500/ngày

- Duy trì chế độ ăn:

                          + Đối với Nhà trẻ: 2 bữa chính; 01 bữa phụ

                          + Đối với Mẫu giáo: 01 bữa chính; 01 bữa phụ

4.2.2.2. Biện pháp:

- Có thực đơn phù hợp cho từng độ tuổi, đa dạng các loại thực phẩm, thường xuyên thay đổi theo mùa, Để làm tốt hơn nữa, năm nay chúng tôi đã cùng với ban giám hiệu xây dựng thực đơn 4 tuần và sẽ tiến hành cho các cháu 5- 6 tuổi ăn bằng khay mỗi trẻ 1 khay tạo tâm thế cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1, trẻ ở 3- 4; 4-5 tuổi ăn bữa cơm gia đình 1 tháng 1 lần . Hàng ngày xuất ăn 9h00 sáng chúng tôi đã cho các cháu ăn các loại quả như:Quả chuối, táo…và 1 số loại quả khác nữa phù hợp nguồn thức ăn thực tế của địa phương.trong thời gian sắp đến để trẻ có thêm các loại quả vitamin phòng chống các loại bệnh

- Chế biến thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh, đảm bảo quy trình theo một chiều

- Thức ăn  sau khi chế biến chia xong phải có nắp đậy, cho trẻ ăn thức ăn nóng, tránh những thức ăn nguội lạnh, ôi thiu.

- Nhân viên nhà bếp phải có trang phục đầy đủ theo yêu cầu (đeo tạp giề, mũ, cắt móng tay sạch sẽ, và đi khám sức khỏe theo định kì theo quy định của y tế)

- Chăm sóc chu đáo cho các cháu trong từng bữa ăn giấc ngủ, cho trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ.

- Giáo viên phải quan tâm, chăm sóc trẻ trong từng bữa ăn, khuyến khích trẻ ăn hết suất của mình. (Không quát nạt, mắng trẻ)

- Tập cho trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn, trước giờ ăn giáo viên nên giới thiệu món ăn để trẻ biết tên các món ăn thông qua các bữa ăn hàng ngày nhằm kích thích trẻ ăn ngon miệng.

- Nhắc trẻ uống đủ lượng nước trong ngày theo quy định.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ trong ngày.

4.4 Bồi dưỡng nâng cao trong chất lượng đội ngũ giáo viên – nhân viên cấp dưỡng trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.

4.4.1 Chỉ tiêu:

- 100% nhân viên cấp dưỡng đạt trình độ chuẩn.

- 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên cấp dưỡng được học tập nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị của ngành. Cập nhật thông tin về những yêu cầu cấp thiết trong công tác chăm sóc- nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- 100% giáo viên, nhân viên cấp dưỡng được bồi dưỡng nâng cao kiến thức nuôi dưỡng và VSATTP.

-  Ứng dụng CNTT trong việc cập nhật phần mềm dinh dưỡng PMS trong việc tính khẩu phần ăn.

- Phấn đấu đạt danh hiệu tiên tiến đối với nhân viên cấp dưỡng được thể hiện qua các đợt kiểm tra, thanh tra.

4.4.2. Giải pháp:

- Bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.cho nhân viên cấp dưỡng  qua các đợt tập huấn.

- Triển khai bồi dưỡng các nội dung tìm hiểu về các văn bản Chỉ thị về VSATTP.

- Nâng cao kiến thức kỷ năng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

- Bồi dưỡng cũng cố thêm cho nhân viên cấp dưỡng về quy trình bếp một chiều, cách bảo quản thực phẩm rau, củ, quả, vệ sinh dinh dưỡng, VSATTP.

- Các thao tác quy trình chế biến, cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon.

- Phân công công việc cụ thể đối với từng thành viên, phụ trách công việc và thực hiện theo dây chuyền chế biến.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát trực tiếp khu vực chế biến có báo trước hoặc đột xuất.

4.5 Làm tốt công tác y tế trường học

4.5.1 Chỉ tiêu:

- Các giáo viên đảm bảo an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động.

- Các nhân viên CDđảm bảo an toàn thực phẩm, không có dịch bệnh xảy ra.

- Thực hiện tốt chương trình truyền thông sức khỏe .

- Làm tốt công tác tổ chức khám và quản lý sức khỏe trẻ trong nhà trường.

- Sơ cấp cứu kịp thời khi có các tình huống xảy ra tại nhà trường.

4.5.2 Giải pháp:

- Nhân viên Y tế triển khai các nội dung về công tác y tế trường học tới toàn thể giáo viên, cấp dưỡng

- Tham mưu mua sắm tăng cường CSVC một số loại dụng cụ y tế thông dụng để phục vụ tốt công tác y tế tại trường.

- Cán bộ y tế nhà trường nghiêm túc thực hiện đúng quy trình kiểm tra sức khỏe, chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe, cập nhật các thông tin đầy đủ, kết quả tình trạng sức khỏe của trẻ do Bác sĩ kết luận.

- Nhà trường lắp đặt đầy đủ bóng đèn cho các lớp, đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho trẻ khi ngồi học không bị tối, giáo viên thì chỉnh tư thế ngồi học cho trẻ sao cho chuẩn tránh để bị cong vẹo cột sống, phòng chống bệnh cận thị.

- Cán bộ y tế trường học kết hợp với BGH, ban kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra môi trường các lớp, môi trường bếp, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng:

4.6.1. Chỉ tiêu:

- Phụ huynh được tuyên truyền phổ biến kiến thức tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

- Các ban ngành đoàn thể tổ chức xã hội trên địa bàn phường, phối kết hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giữ  gìn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

-Đồ dùng CS - ND được đầu tư theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn.

4.6.2. Giải pháp:

- Nhà trường tổ chức các buổi tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh, phát thanh hàng ngày và thời gian đón trả bao gồm những nội dung cần thiết nêu tác dụng hiệu quả của việc chăm sóc trẻ theo khoa học.

- Huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, Hội phụ huynh học sinh trong việc giám sát nguyên liệu đầu vào, quá trình chế biến tại các bếp ăn trường học, kiên quyết không sử dụng nguyên liệu, sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nghi ngờ không bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Phối hợp với Hội phụ huynh học sinh và các tổ chức, đoàn thể liên quan kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm thực phẩm được tặng miễn phí, hoặc trong chương trình giới thiệu, quảng cáo, bán, hỗ trợ nhân đạo mà các tổ chức, cá nhân thực hiện trong khu vực trường học (nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, việc chấp hành các quy định về đăng ký, tự công bố sản phẩm, quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phát sản phẩm…). Trường hợp phát hiện hay nghi ngờ sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm thì nhà trường cần tạm dừng sử dụng sản phẩm và thông báo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương để xác minh, xử lý.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác xử lý việc bán hàng rong trước cổng trường để đảm bảo cảnh quang trường học sạch đẹp, góp phần thực hiện tốt mô hình “xếp hàng đón con”

- Xây dựng kế hoạch mua sắm sữa chữa đồ dùng, đồ chơi cho khối lớp, đồ dùng phục vụ bếp.

4.7. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về các dịch bệnh theo mùa.

4.7.1 Chỉ tiêu:

- Nắm bắt kịp thời các dịch bệnh xảy ra trong năm, lên kế hoạch cụ thể cho từng bệnh để có hướng giải quyết.

- Sưu tầm tranh ảnh, tờ rơi về các bệnh dịch để tuyên truyền ở bản tin của lớp.

- Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về các dịch bệnh theo mùa.

4.7.2. Giải pháp:

- Chỉ đạo nhân viên y tế nắm bắt kịp thời các dịch bệnh xảy ra trong năm, lên kế hoạch cụ thể cho từng bệnh, phối hợp với trạm y tế phường Vĩnh Ninh  đường để có hướng giải quyết kịp thời để dập tắt mầm bệnh tránh lây lan.

- Chỉ đạo giáo viên đi sưu tầm tranh ảnh, tờ rơi về các bệnh dịch để tuyên truyền ở bản tin của lớp mình phụ trách.

- Phối kết hợp với phụ huynh để phòng tránh các bệnh dịch cho trẻ một cách có hiệu quả.

Trên đây là kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng của Trường mầm non Vĩnh Ninh. Đề nghị các tổ, khối chuyên môn xây dựng kế hoạch cùng phối hợp thực hiện, hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm học 2023-2024.

 

Nơi nhận:

-BGH nhà trường

-Tổ CM;

-Nhân viên y tế;

-Lưu: Hồ sơ CM.

NGƯỜI  LẬP KẾ HOẠCH             PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Hoàng Thị Tú Quyên 

NGƯỜI DUYỆT

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Trần Thị Thùy Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                             KẾ HOẠCH CỤ THỂ TRÊN CÁC THÁNG

 

 

THỜI GIAN

 

NỘI DUNG

CÔNG VIỆC

 

BIỆN PHÁP

THỰC HIỆN

 

KẾT QUẢ

 

 

 

 

 

Tháng 8/2023

- Làm tốt công tác phòng dịch bệnh Tay – Chân – Miệng và các dịch bệnh khác tại trường học.

- Bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc trẻ trên các lớp.

- Chỉ đạo làm tốt công tác vệ sinh đầy đủ cho các lớp, bếp ăn  bán trú.

- Đề xuất nhà trường trang bị cho các lớp như:

+ Khăn ăn, khăn rửa mặt, xà phòng,

+ Cấp phát bổ sung ca cốc,  gối… cho các lớp

 

 

 

 

 

Tháng 9/2023

- Ổn định công tác tổ chức .

- Cho trẻ  ăn theo thực đơn. Đảm bảo các chất dinh dưỡng, đảm bảo VSATTP.

- Làm tốt công tác phòng dịch bệnh tại trường học.

- Tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kì cho trẻ đợt  1 và cân đo trẻ theo định kỳ

- Thực đơn.4 tuần thêm món xào cho trẻ mẫu giáo.

- Ký Hợp đồng cung cấp Thực phẩm

- Họp tổ , phân công trách nhiệm cụ thể

- Ký hợp đồng thực phẩm. Chỉ đạo tiếp phẩm mua thực phẩm tươi ngon tại địa chỉ tin cậy đã ký hợp đồng.

- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh tại trường năm học 2023-2024

-Chỉ đạo giáo viên các lớp tổ chức chấm biểu đồ tăng trưởng cùng nhân viên Ytế

- Nhân viên CD xây dựng thực đơn 4 tuần, tính khẩu phần định lượng thêm món xào cho trẻ mẫu giáo

- Hiệu trưởng và nhân viên y tế thực hiện

 

 

 

Tháng 10/2023

- Làm tốt công tác phòng dịch bệnh

- Bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc trẻ trên các lớp.

- Triển khai tốt công tác tuyên truyền đầy đủ cho các lớp.

- Đĩa để khăn, thìa .., cho các lớp.

- Cấp phát đồ dùng cần thiết cho  các lớp

 

Tháng 11/2023

- Tổ chức kiểm tra nhân viên cấp dưỡng định kỳ học kỳ 1 về công tác chế biến theo thực đơn.

- Làm tốt công tác phòng dịch bệnh.

- Duy trì khâu vệ sinh kho bếp theo định kỳ.

- Lên lịch kiểm tra vào tuần 1+ tuần 2 /11(10/12)

- Kiểm tra  nhân viên, thực hiện các công việc từ sáng à chiều.

- Viết biên bản cụ thể, chi tiết

-  Thành phần kiểm tra: BGH+ NV y tế +TTND

- Tổng vệ sinh hàng ngày, rà soát lại các đồ dùng, dụng cụ chế  biến chín, sống …sắp xếp ngăn nắp các đồ dùng có tại bếp.

- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác chế biến thực phẩm của nhân viên bếp .

 

 

 

 

 

Tháng 12/2023

- Tổ chức cân, đo đợt 2 trẻ định kỳ

- Chú trọng công tác phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ.

- Kiểm tra công tác thực hiện nội qui bếp ăn.

 

- Chỉ đạo giáo viên các lớp kết hợp với nhân viên y tế  tổ chức  chấm vào biểu đồ tăng trưởng

- Chỉ đạo tiếp phẩm mua thực phẩm tươi, ngon rõ nguồn gốc xuất xứ về chế biến cho trẻ.

- Thường xuyên cho trẻ ăn đúng giờ, cho trẻ ăn khi thức ăn vừa chế biến còn nóng

- Kiểm tra công tác thực hiện mặc trang phục, đeo tạp dề, khẩu trang mũ đội khi chế biến thức ăn cho trẻ.

- Kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn và ghi nhật ký lưu mẫu tại bếp ăn.

 

 

 

Tháng 1/2024

- Thực hiện công tác phòng ngộ độc thực phẩm cho trẻ trước tết Nguyên Đán

- Làm tốt công tác phòng dịch bệnh.

- Có kế hoạch thay thế thực phẩm trong dịp trước tết nhằm đảm bảo ATVSTP

- Tổng vệ sinh, niêm phong phòng học, kho bếp trước tết đảm bảo an toàn tài sản.

- Tổng vệ sinh hàng ngày, rà soát lại các đồ dùng, dụng cụ chế  biến chín, sống …sắp xếp ngăn nắp các đồ dùng có tại bếp.

 

 

Tháng 2/2024

- Chỉ đạo công tác duy trì khâu vệ sinh kho bếp và đồ dùng dụng cụ chế biến thực phẩm.

- Đảm bảo tốt công tác VSATTP và phòng dịch.

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các hoạt động  chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ trên nhóm lớp.

- Chỉ đạo nhân viên trước và sau khi chế biến thực phẩm phải thường xuyên vệ sinh kho bếp, đồ dùng, sấy chén

- Duy trì tốt công tác VSATTP, đảm bảo mua thực phẩm tươi ngon, chế biến hợp vệ sinh cho trẻ.

-Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện thời gian biểu của giáo viên trên các lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 3/2024

- Tổ chức kiểm tra nhân viên cấp dưỡng định kỳ học kỳ 2 về công tác chế biến theo thực đơn.

- Đảm bảo tốt công tác VSATTP và phòng dịch.

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc trẻ hàng ngày.

- Tổ chức cân, đo đợt 3 trẻ định kỳ

- Tổ chức hội thu “Cô nuôi giỏi”

- Lên lịch kiểm tra vào tuần 1+ tuần 2 /11(10/12)

- Kiểm tra  NV, thực hiện các công việc từ sáng à chiều.

- Viết biên bản cụ thể, chi tiết

-  Thành phần kiểm tra: BGH+ NV y tế +TTND

- Duy trì tốt công tác VSATTP, đảm bảo mua thực phẩm tươi ngon, chế biến hợp vệ sinh cho trẻ.

- Chỉ đạo giáo viên làm tốt các hoạt động HĐVS của trẻ.

- Chỉ đạo giáo viên các lớp kết hợp với nhân viên y tế  tổ chức  chấm vào biểu đồ tăng trưởng.

- Xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức hội thi (BGH+ tổ NVCD)

 

 

 

Tháng 4/2024

- Đảm bảo tốt công tác VSATTP và phòng dịch.

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các hoạt động  của nhà trường.

- Tổ chức tiệc Buffett cho trẻ toàn trường.

- Duy trì tốt công tác VSATTP, đảm bảo mua thực phẩm tươi ngon, chế biến hợp vệ sinh cho trẻ.

- Chỉ đạo giáo viên làm tốt các hoạt động của trẻ.

-Xây dựng kế hoạch triển khai Tổ chức tiệc Buffett cho trẻ toàn trường

 

 

Tháng 5/2024

- Kiểm tra công tác thực hiện nội qui bếp ăn.

- Dự giờ thăm lớp theo kế hoạch.

- Kiểm tra công tác thực hiện mặc trang phục, đeo tạp dề, khẩu trang mũ đội khi chế biến thức ăn cho trẻ.

- Kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn và ghi nhật ký lưu mẫu tại các bếp ăn.

- Cùng các tổ dự giờ thăm lớp đóng góp ý kiến .

- Tăng cường kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác vệ sinh chung.

        NGƯỜI  LẬP KẾ HOẠCH             PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

                  Hoàng Thị Tú Quyên

NGƯỜI DUYỆT

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

          Trần Thị Thùy Dương    

             

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tải file 1  

Số lượt xem : 1

Các tin khác